#

Chào mừng bạn đến xã Định Thành

QUÊ HƯƠNG ĐỊNH THÀNH

Định Thành Club chúc mọi người vui vẻ như chim sẻ, khỏe mạnh như đại bàng, giàu sang như chim phụng, làm lụng như chim sâu, sống lâu như đà điểu nhé!

DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA

Đền thờ KHƯƠNG CÔNG PHỤ

PHỤ NỮ HÔM NAY

Bí quyết để "sống đẹp"

Chúc Mừng Ngày Phụ Nữ Việt Nam 20/10

Chúc các bà, các mẹ, chị, các bạn gái và các em gái mạnh khoẻ, hạnh phúc. Chúc các bạn gái ngày càng xinh đẹp để ngày càng có thêm nhiều chàng trai đeo bám nhằng nhằng như: lửa bám xăng, như răng bám lợi, như trời bám mây, như cây bám đất, như bít tất bám... bàn chân!

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

Một số hình ảnh về làng Tường Vân, Định Thành

Quang cảnh Thôn 6 được chụp từ núi Chùa
Ngô non trên đồng Kỉnh
Đầm chảy ra sông Cầu Chày, khu vực gần Trạm bơm Tường Vân

Mạ non được gieo trên đồng Kỉnh



Núi Chùa từ dưới đồng Kỉnh nhìn lên


posts: Văn Vui
source: Tường Vân Town

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

Một số hình ảnh về hoạt động giao lưu thể thao của xã

Trận giao hữu bóng chuyền hai xã Định Công - Định Thành chào mừng ngày Quốc Khánh 02-09-2011

Sự thực là bất kỳ trận bóng nào cũng đầy khán giả và cực kỳ sôi động

Những pha bóng mạnh mẽ và kỹ thuật

Khán giả luôn đầy ắp

Đội xã Định Thành họp bàn về chiến thuật giữa giờ


Đội xã Định Công cũng căng thẳng không kém


Sau 4 sét, đã tìm ra đội chiến thắng

Cả hai đội vui vẻ chụp ảnh cùng trọng tài và nhà tài trợ giải thưởng

Thư Ngỏ


Thân chào các bạn, các anh chị, các cô dì, chú bác!



Trong bao nhiêu bộn bề, lo toan của cuộc sống, Giữa muôn ngàn khó khăn và có cả những bon chen nơi đất khách quê người. Bỗng một lúc nào đó trong mỗi chúng ta lại thổn thức về quê hương, nơi đó có một phần của cuộc đời mỗi chúng ta, cho dù có nói ra hay mãi giữ kín trong tận sâu thẳm trong trái tim mỗi người. Có những người xa quê đã tìm thấy nhiều thành công và nhiều hạnh phúc, cũng có người vẫn mãi bước chông chênh trên đường đời, nỗi niềm đó ai cũng có thể chia sẻ cùng gia đình, bạn bè của chúng ta hàng ngày. Và nay, tôi mong muốn có thêm một ngôi nhà chung, nơi đó luôn chứa đầy tình cảm quê hương để cùng chia bùi sẽ ngọt, nơi đó chỉ có tình cảm đùm bọc, xây dựng cho nhau và luôn hướng về quê nhà để cùng nhau phấn đấu.

Với mong muốn thành lập một diễn đàn nhằm mục đích thắt chặt tình đoàn kết, tạo cơ hội để các thành viên giao lưu, cùng nhau trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm về học tập và cuộc sống. Chia sẻ cho nhau những hình ảnh về quê hương Định Thành thân yêu. 
Chính vì những lý do đó mà hôm nay tôi viết bài viết này mong thông qua blog xadinhthanh.blogspot.com tôi muốn gửi thông điệp tới tất cả những người con của quê hương Định Thành thân yêu cùng tham gia và cùng nhau xây dựng phát triển “Hội Đồng Hương Định Thành “ với tinh thần chia sẻ, giao lưu cùng nhau hướng về quê nhà của chúng ta.



Dù vẫn còn nhiều thiếu xót và khó khăn (hiện chưa lập được trang web diễn đàn) nhưng Tôi tin rằng với tình yêu quê hương, chúng ta sẽ xích lại gần nhau hơn và sẻ chia những niềm vui trong cuộc sống! Những ai có mong muốn tham gia giao lưu, chia sẻ hãy posts thông tin chia sẻ:


Họ tên:


Sinh nhật:

Quê quán:

Địa chỉ:

nick facebook:

SĐT:
Nick yahoo:
Mail:


Kèm theo thông tin chia sẻ (image, video, các bài viết, file tài liệu, phần mềm ứng dụng...)



Cuối cùng tôi chúc các bạn, các anh chị cùng toàn thể cô gì chú bác luôn vui vẻ, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống!


Trạng nguyên Khương Công Phụ



Ông (tên tự là Đức Văn) sinh năm 793 ở làng Sơn Ổi, xã Cổ Hiển, tổng Cốt Hải, huyện Yên Định, nay là làng Tường Vân, xã Định Thành, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá. Tuổi trẻ thi đỗ Tiến sĩ cập đệ, rồi được bổ chức Hiệu Thư lang, sau vì bài văn sách hơn người mà được thăng thi Chế khoa và đỗ cao, thăng Tả Thập di Hàn lâm học sĩ. Trong Tân Đường thư, Âu Dương Tu nói về ông là người “有高材每进见敷奏详亮德宗器之có tài cao, mỗi lần tiến tấu rất rõ ràng, Đức Tông rất xem trọng”. Ông là một trong 8 vị cống sĩ xứ Giao Châu trúng tuyển, được cử đi thi Hội ở Tràng An (Trung Quốc), sau đó nhà Đường lại mở thêm khoa Chế, ông đỗ xuất sắc với bài Đối trực ngôn cực gián cùng với người em là Khương Công Phục mà đương thời cũng rất nổi tiếng, đã đem lại danh dự và uy tín cho người Việt ở phương Nam. Con người và tác phẩm của anh em họ Khương cũng đã được giới thiệu trong nhiều sách vở của Trung Quốc cũng như Việt Nam như: Từ điển văn hóa Việt Nam (phần Nhân vật chí) NXB Văn hoá Thông tin, 1993; hay trong Việt Nam cổ văn học sử của Nguyễn Đổng Chi, hay trong Toàn Đường văn, Q.446.

Tháng 10 năm Kiến Trung thứ 4 (783) ông can gián vua trong việc binh loạn Trường An mà được thăng chức谏议大夫同中书门下平章事Gián nghị Đại phu Đồng trung thư môn hạ Bình Chương sự tức là tương đương chức 宰相Tể tướng. Việc này trong chính sử Cựu Đường thư, Tân Đường thư… mà sau này Khương Công Phụ sự trạng khảo của Nhữ Bá Sĩ cho biết: “Ngày Đinh Tị tháng Đinh năm Quý Hợi năm Kiến trung thứ 4 (783) thăng cho Công Phụ làmGián 谏议大夫同中书门下平章事Nghị đại phu, Đồng trung Thư môn hạ, Bình chương sự, ban cho quần áo thêu cá vàng”. Chức này trong các sách Tư trị thông giám, Uyên Giám loại hàm, Đường Hội yếu… đều ghi chép ông vào hàng Tể tướng thời Đường.

Năm 784, khi binh loạn còn chưa dứt, thấy vua làm lễ hậu táng xây tháp cho công chúa Đường An, Khương Công Phụ đã viết văn can gián xây tháp mà nên chú trọng nuôi quân hưng thịnh để nước được yên. Vua Đức Tông không bằng lòng đã giáng chức ông xuống là Tả thứ tử, nhận việc trông dạy học cho Thái tử. Năm Trinh Nguyên thứ 8 - 792, ông lại bị biếm chức xuống là 泉州别驾Tuyền Châu biệt giá. Đến khi Thuận Tông lên ngôi, mới cho ông làm 吉州刺史Cát Châu Thứ sử thì ông mất khi chưa kịp nhậm chức. Thời Hiến tông truy tặng ông chức 礼部尚书Lễ Bộ thượng thư.

Sự nghiệp làm quan của Khương Công Phụ đến năm 792 thời Đường đã chấm dứt. Sau hơn 30 năm làm quan cho triều Đường và mở sang trang mới trong cuộc đời của ông, cuộc đời ở ẩn của Khương Công Phụ.



Khi biết không được trọng dgụng trong triều, Khương Công Phụ đã viết tấu xin Đức Tông cho làm Đạo Sĩ. Quả nhiên, sau khi bị biếm về Tuyền Châu, ông đã thoả mong ước ở ẩn của đời. Về Tuyền Châu, Khương Công Phụ đã được quan lại địa phương rất trọng quý. Thứ sử Tuyền Châu lúc bấy giờ là席相Tịch Tướng rất quý mến Công Phụ, thường mời qua lại chiêu khách.

Thịnh trị thời Đương gắn với nhiều nhà thơ nổi ttiếng, trong đó Tần Hệ không phải là ngoại lệ. Xuất thân làm quan lại, trải qua thời Trung Đường thịnh trị, Tần Hệ chuyển về Tuyền Châu, nương vào núi ở ẩn 20 năm bởi loạn An Lộc Sơn. Sau năm 780, ông chuyển về phía Tây núi Cửu Nhật 九日山ở Nam An ở ẩn. Ông sáng tác thơ văn, trong Toàn Đường thi còn một quyển thơ của ông. Sống khảng khái, Tần Hệ là mẫu nhà thơ đóng cửa gỗ, không cài then cầm kì thi tửu, vui thú điền viên. Bấy giờ, Công Phụ về Tuyền Châu, nghe nói Tần Hệ nên ngưỡng vọng mới đến bái phỏng. Hai người một kẻ mộ đạo thanh tuyền, người kia lòng trung ngưỡng kính, mới kết giao bằng hữu cùng đàm đạo bầu rượu túi thơ.

Từ đó, Công Phụ mới dựng nhà trúc ở phía Đông núi Cửu nhật, cùng đối ngọn với Tần Hệ, hai người hai ngọn núi. Ngọn núi phía Đông hình như con Kì lân nên gọi là麒麟山Kì Lân sơn, sau vì Khương Công Phụ ở nên gọi là姜相峰Khương tướng phong. Khương Công Phụ cùng người bạn tiêu dao cảnh vắng am tranh được 13 năm thì mất vào năm 805 niên hiệu Vĩnh Trinh thời Đường Thuận Tông. Sau khi ông mất, do gia quyến ở xa nên Tần Hệ đã mai táng ông ở phía đông núi Cửu Nhật. Mộ Khương Công Phụ được tu sửa các thời và bảo tồn. Trên mộ có bia khắc chữ Khải bên mặt âm như sau: 唐·相國忠肅姜公封塋Đường Tướng quốc Trung túc Khương công phong oánh”. Tại mộ Công Phụ, sau này thời Minh, 傅凯Truyền Khải viết 重修姜相墓碑记Trùng tu Khương tướng mộ bi kíca ngợi rằng: 公盖以之古今,孰不仰姜相之高峰!满山红叶,孤坟朦朦,不有我侯,孰起其崇 – Công cái dĩ chi cổ kim, thục bất ngưỡng Khương tướng chi cao phong, mãn sơn hồng diệp, cô phần mông mông, bất hữu ngã hầu, thục khởi kì sùng – Ông công bao trùm xưa nay, há không ngưỡng vọng núi cao Khương tướng, đầy núi lá hồng, mộ phần riêng cô độc mông lung, chẳng phải đợi ta, há ai dấy lên việc tôn sùng”. Về sau, Tần Hệ cũng mất ở đây. Các thời quan lại ở Tuyền Châu nhiều lần tu sửa mộ chí cũng như xây dựng đền thờ những người ở đây. Ban đầu xây Nhị hiền từ để thờ Khương Công Phụ và Tần Hệ, về sau xây Tam Hiền từ để thờ thêm Hàn Ốc. Lại ở Đông Hồ – Tuyền Châu, xây dựng Nhị công đình để tưởng niệm Công Phụ và Tần Hệ.

Trạng nguyên Khương Công Phụ được đích vua Đường thăng các chức Hiệu thư lang, Gián nghị đại phu, rồi Tể tướng. Đây quả là trường hợp có một không hai trong lịch sử Việt Nam, một người Việt thường bị bọn thống trị phương Bắc gán cho là "man di", lại cầm đầu bộ máy cai trị của cả đất nước Trung Hoa thiên tử! Sử sách vẫn ghi: có một số vị trạng nguyên nước ta do tài năng lỗi lạc học vấn uyên bác, nên khi sang sứ Trung Quốc, cũng được vua Trung Quốc phong làm Trạng nguyên nên người đời mệnh danh là Lưỡng quốc Trạng nguyên như Mạc Đĩnh Chi thế kỉ XIII, Nguyễn Đăng Đạo thế kỉ XVII, XVIII... Song giữ chức Tể tướng, đứng đầu triều đình Trung Quốc thì có lẽ chỉ mình Khương Công Phụ!


                                                           
Đền thờ Trạng nguyên Khương Công Phụ xưa và nay.


Bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa đền thờ cụ Khương Công Phụ 
 Trước cửa đền, có đề ba chữ ''Trạng Nguyên Từ'" (Đền thờ Trạng nguyên) và đôi câu đối:
"Phong vũ dĩ tồi công chúa tháp
Hải vân trường chiếu Trạng nguyên từ"
Tạm dịch: ''Tháp công chúa gió mưa chốc đổ
Đền Trạng nguyên ''mây biển '' mãi soi''
Từ ''mây biển" ở đây có ý nhắc đến tác phẩm '''Mây trắng rọi biển xuân'' bất hủ của Khương Công Phụ.


                                                                      Quang cảnh bên trong Đền thờ

                                                                                Chân dung Tể tướng Khương Công Phụ
Sự kiện hai anh em họ Khương đất Việt cùng đỗ tiến sĩ và cùng làm quan bên Trung Quốc, đã được người đời sau nắc nỏm:

Nhất triều trung huynh đệ đồng khoa/ Thiên tải hạ Bắc Nam khởi kính.

Những năm gần đây, giới nghiên cứu lấy làm tâm đắc khi cuốn gia phả về họ Khương được phát lộ ở đất Thạch Thất (Hà Tây cũ). Đó là cuốn gia phả viết bằng chữ Hán xen Nôm. Chữ viết rất đẹp, rõ ràng trên giấy dó khổ 17 x 25cm, dày 70 trang, mỗi trang khoảng 150 chữ. Gia phả khẳng định ở nước Nam chỉ có một họ Khương duy nhất nhưng đã có nhiều chi rải khắp nước.

Mở đầu là bài tựa của gia phả ghi ngày tốt tháng 3 năm nhuận, niên hiệu Thành Thái thứ 10 (1899), khẳng định: Muôn vật đều có gốc và giới thiệu nguồn gốc dòng họ Khương từ cụ Khương Văn Đĩnh làm Huyện thừa tiến sĩ, cụ sinh ra Khương Công Phụ Trạng nguyên và Khương Công Phục Tiến sĩ v.v...

Cuốn gia phả là tư liệu quý giá cho giới nghiên cứu sử đã đành. Gia phả không chỉ thống kê những niên biểu khô khan. Gia phả chép cả những trước tác của Trạng nguyên Khương Công Phụ. Những tác phẩm ca ngợi công đức tài năng của vị Tể tướng người Nam. Chẳng hạn một bài dưới đây.

Người tài ở phương Nam được tin dùng phương Bắc/ Nơi đất Yên Định, sông núi xuất hiện tướng nho/ Anh em đỗ đạt cao trước cả hai ông họ Tống/ Văn chương nho nhã tựa ba ông họ Tô/ Chi phái họ Khuơng nay vẫn truyền lại ở ấp ấy/ Tể tướng nhà Đường công danh sáng rực kinh đô/ Trung hiếu thần tiên ngàn năm vẫn còn đó/ Muốn đem ngọn bút mới tả lại công nghiệp tổ tiên.

Sải những bước dài nhưng thành kính vào đền nhưng hết thảy chúng tôi đều ngơ ngác bởi khung cảnh quá ư là tiêu điều. Đền chính từ xa ngó lọt thỏm trong ba bức tường phá nham nhở của một cái nhà xây chắn ngang ngôi đền ghi bên hồi 1979. Đền chính đã bị phá chỉ còn một am thờ còn bé và bệ rạc hơn am thờ Bà Triệu bên Định Công kia! Tuy vậy vẫn còn ba chữ Trạng Nguyên Từ trên nóc am khá nét. Ngó kỹ hơn phía dưới có mấy chữ đã mờ Khương Công cố trạch (đất cũ của Khương tiên sinh). Tất tật chỉ có vậy. Nhưng chúng tôi vẫn lần lượt dâng hương từ bên ngoài bắt đầu từ tấm bia Khương tiên sinh bi ký lắm chữ đã mờ nhưng cũng lõm bõm đọc được công đức lẫn huân nghiệp của vị trạng nguyên. Bia lập thời Tự Đức.

Tòa đền thiêng nguy nga thuở xa xưa bây giờ còn để lại biết bao dấu tích. Vài viên đá tảng kê chân cột nằm lăn lóc ven tường đền không biết tự bao giờ. Cứ căn cứ theo độ lớn của viên đá tảng thì tức khắc suy ra ngay những cột đền bằng gỗ lim to tày người lớn ôm hoặc gấp rưỡi gấp đôi. Những viên gạch vỡ lạ màu đo đỏ bàng bạc vứt lăn lóc kia dường như đang âm thầm khoe thân phận niên đại vài trăm năm chứ không ít. Mấy dấu tích cổ thụ từng bị đốn ngã. là minh chứng của cuộc thảm sát cổ mộc chắc đã lẩu lâu nhưng độ xòe của rễ và cái vành gốc còn sót lại (nhiều gốc khác đã bị bạy, bị moi để làm củi) đã tố cáo một thuở um tùm sum suê đáng nể.

Đền thiêng Khương Công Phụ ở làng Sơn Ổi này nghe nói có từ trước thời Lý. Cụ Khương Công Phụ được vua Đường thuận chuẩn cho về Nam về quê Yên Định đây hưu trí rồi mất tại quê nhà. ( mộ của ngài để ngay trong đền theo kiểu Thượng sàng hạ mộ). Các triều đại dằng dặc thay nhau chăm bẵm phần mộ cùng đền thiêng vị trạng nguyên nước Nam từng làm Tể tướng nhà Đường, lần thì sắc phong (ca ngợi công đức tài năng) lần thì kiến sắc (cho tu bổ sửa sang). Cây cũng là di tích là vật linh cấu thành nên di tích. Cổ mộc nào chẳng may bị sâu mọt đục hoặc bão đổ thì cho trồng mới. Mà thứ mọt, thứ bị bão quất nào có là bao. Những danh chính cùng với ngôn thuận việc thuận ấy đã dằng dặc tạo dựng ngôi đền Trạng Nguyên Từ nghiêm cẩn linh thiêng cho bao thế hệ người Đại Việt đến đây chiêm bái. Thế mà có lâu la chi, thời gian chỉ nhẩm đếm trên hai con số, chưa tới một hoa giáp, đợt phá trước, đợt phá sau mọi sự đã thê lương dường này?

Cái ao trước đền và bây giờ là trước trụ sở Ủy ban xã. Có thể trước đây cái ao này hình tròn hoặc bán nguyệt tạo thế đắc địa phong thủy cho đền. Hậu sơn tiền thủy và cả tiền sơn nữa... Ban này ngắm đôi câu đối (chắc của người xưa nhưng đã mất, nay chép lại. Mặc dù chữ còn nguệch ngoạc, nhưng là dấu tích sự thành tâm của hậu thế) để trong đền Đại địa văn chương truyền thượng quốc/ Cố hương miếu mạo đối kiều sơn. Vế đầu có thể tạm hiểu: Đất linh thiêng đưa văn chương sang tận Trung Hoa. Còn vế thứ hai. Tại sao lại kiều sơn? Quá uẩn súc về ngữ nghĩa! Có thể hiểu miếu lành nơi quê nhà như cái cầu nối hai ngọn núi với nhau hoặc miếu thiêng nơi cố hương có thể đăng đối với hai ngọn núi bên cạnh (Núi Chùa và Núi Son) là hai ngọn núi đá hình thế rất đẹp làm cái án trước sau cho khu Đền. 

Chao ôi thế đối sơn ấy chắc đã có từ thuở lăng lắc khi cụ rời kinh đô Tràng An của Trung Hoa hưu trí về xứ Giao Chỉ chứ không phải là Nam di này!

Vòng một lượt trong khu đền, là chạm mặt với vị trí làm việc của các cơ quan quyền lực của xã Định Thành, Đảng ủy, UBND, HĐND... Qua biết bao những dinh cơ tầm xã, tầm phường đã và đang được xây cất khang trang những lầu ốc sáng choang nhôm kính này khác, thử so sánh thấy vị trí làm việc của các đồng chí địa phương đây còn quá là khiêm tốn., chật chội. Nghe đâu đã có kinh phí để di dời toàn bộ khu làm việc của các cơ quan UBND, HĐND, Đảng ủy xã ra khỏi khu đền thiêng Khương Công Phụ. Nếu quả như thế thì là một hồng phúc cho khu di tích này?

Lại nghĩ cũng chạnh thương lẫn nể cho các nhà chức việc của xã đây. Định Thành có lẽ là một xã đang còn nghèo, chứ nếu giàu mạnh một chút thì đã có kinh phí trên rót xuống để mạnh bạo mà di cư cái cơ ngơi quyền lực của địa phương tới một nơi khác đắc địa hơn, thênh thang hơn chứ không đành mà làm cái việc hành pháp ngay trong khu đền thờ ngài? May mà ngài thương chưa quở trách gì? Nhưng trước khi (nếu) xảy ra sự dữ ấy, các cơ quan hữu trách của Yên Định, của Thanh Hóa và ở trên nữa, có lẽ nên mau mau thực thi cái việc rót kinh phí để di dời vị trí làm việc của các nhà chức việc Định Thành để làm cơ sở cho việc xây dựng tôn tạo khu đền thiêng Khương Công Phụ.
Lễ Dâng Hương Đền Thờ Quốc Gia Khương Công Phụ


posts: Văn Vui
source: Sưu tầm





 
Free Blue Multi Glitter Pointer Cursors at www.totallyfreecursors.com