#

Chào mừng bạn đến xã Định Thành

QUÊ HƯƠNG ĐỊNH THÀNH

Định Thành Club chúc mọi người vui vẻ như chim sẻ, khỏe mạnh như đại bàng, giàu sang như chim phụng, làm lụng như chim sâu, sống lâu như đà điểu nhé!

DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA

Đền thờ KHƯƠNG CÔNG PHỤ

PHỤ NỮ HÔM NAY

Bí quyết để "sống đẹp"

Chúc Mừng Ngày Phụ Nữ Việt Nam 20/10

Chúc các bà, các mẹ, chị, các bạn gái và các em gái mạnh khoẻ, hạnh phúc. Chúc các bạn gái ngày càng xinh đẹp để ngày càng có thêm nhiều chàng trai đeo bám nhằng nhằng như: lửa bám xăng, như răng bám lợi, như trời bám mây, như cây bám đất, như bít tất bám... bàn chân!

Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

Hội đồng hương huyện Yên Định: dấu ấn ngày họp đầu năm 2011

Hội đồng hương huyện Yên Định

Ngày 27/02/2011, Hội đồng hương huyện Yên Định đã họp mặt toàn thể bà con Yên Định đang sinh sống và làm việc tại Tp. HCM. Chương trình diễn ra trong không khí trang trọng & ấm cúng tại Nhà khách T78, Q.3.
Về dự chương trình họp mặt năm nay, Hội đồng hương Yên Định vui mừng được đón tiếp các đồng chí lãnh đạo huyện từ Thanh Hóa vào dự. Đoàn huyện Yên Định gồm có 11 đồng chí, dẫn đầu là đồng chí Hoàng Cao Thắng - Tỉnh Ủy viên - Bí thư Huyện Ủy - Chủ tịch HDND huyện Yên Định. Cũng nhân dịp này, các đồng chí lãnh đạo đã đi thăm hỏi, gặp gỡ các Doanh nhân thành đạt của quê hương Yên Định.

Ngoài ra, Hội đồng hương huyện Yên Định còn có sự hiện diện của đại diện Hội đồng hương tỉnh Thanh Hóa tại Tp. HCM, lãnh đạo CLB Doanh nhân xứ Thanh - Tp. HCM & miền Nam (HTBC), Hội đồng hương các huyện bạn cùng nhiều bà con, sinh viên học sinh huyện Yên Định. Với sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo Huyện, Hội đồng hương tỉnh, buổi họp mặt đầu xuân của Hội đồng hương huyện Yên Định trở nên thật ý nghĩa.



Ông Vũ Ngọc Đỉnh (áo xanh)- Chủ tịch Hội đồng hương tỉnh Thanh Hóa tại Tp. HCM, ông Bùi Anh Viên - P. Chủ tịch kiêm Trưởng ban Tài Chính HTBC (ngoài cùng bên phải) cũng đã đến tham dự chúc mừng. Ảnh: Mai Ba


Đoàn đại biểu HTBC (từ phải qua trái) gồm có các ông: Lê Sơn Hải - P. Chủ tịch TT kiêm Tổng Thư ký, ông Nguyễn Trung Thông - Nguyên P.Ban Cải cách Hành chính Tp. HCM - Cố vấn, bà Ngô Thị Tuyến - Ủy viên thường vụ, ông Trần Hùng Biên - Hội viên, ông Lê Văn Hát - Hội viên. Ảnh: Mai Ba
Yên Định là huyện có bề dày lịch sử về truyền thống yêu nước và cách mạng, trong sự nghiệp đấu tranh và bảo vệ Tổ quốc. Trong giai đoạn 2000 - 2010, nền kinh tế huyện Yên Định có tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững. Huyện có nhiều chương trình phát triển đột phá, đi đầu và tiêu biểu trong phạm vi cả tỉnh và cả nước về phát triển kinh tế. Lĩnh vực văn hóa - xã hội phát triển, chất lượng hoạt động được nâng lên theo hướng chuẩn hóa, xã hội hóa. An sinh xã hội được bảo đảm, đời sống tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Phát huy tốt sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Với những kết quả đã đạt được trên tất cả các lĩnh vực, Đảng bộ và nhân dân huyện Yên Định vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng phần thưởng cao quý: danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.


Hội đồng hương huyện Yên Định nhận tấm phù điêu Trống Đồng do Huyện Ủy Yên Định kỷ niệm nhân dịp gặp mặt đầu xuân 2011
Nhân dịp chuyến thăm và gặp gỡ bà con huyện Yên Định tại Tp. HCM, ông Hoàng Cao Thắng - Bí thư Huyện Ủy  bày tỏ sự vui mừng phấn khởi và chúc mừng hội đồng hương huyện trong thời gian vừa qua đã có những việc làm thiết thực hướng về quê hương và ghi nhận những đóng góp hết sức to lớn của các thành viên trong BCH Hội đồng hương Yên Định đã ngày một xây dựng những chương trình thiết thực để bà con Yên Định xa quê có dịp được gặp mặt, đoàn tụ. Trong nhân dịp này, ông đã thay mặt Huyện Ủy, HDND huyện Yên Định trao tặng cho Hội đồng hương huyện Yên Định tấm phù điêu Trống Đồng với mong muốn đưa hình ảnh của quê hương đến gần với bà con.


Hội đồng hương huyện Yên Định mừng thọ người cao tuổi... Ảnh: Mai Ba

Buổi gặp mặt của Hội đồng hương huyện Yên Định đã diễn ra thành công tốt đẹp với sự tham dự của đông đảo bà con quê hương, sự hiện diện và những lời phát biểu chân tình của lãnh đạo Huyện Yên Định sẽ khiến cho bà con xa quê trở nên yên tâm hơn và vui mừng hơn vì quê hương đang trên đà đổi mới. Mặc dù xa quê nhưng cứ mỗi lần có dịp gặp mặt thế này, được cập nhật thông tin, được trải nỗi lòng với đồng hương thì không có gì quý hơn, không có gì còn phải day dứt cho tình yêu quê nhà vì quê nhà, luôn luôn có những người con là niềm tự hào, dù cho không gian có cách trở.

Thứ Năm, 23 tháng 5, 2013

Di tích lịch sử - văn hóa

1. Độc đáo hang Con Moong

Từ khi được phát hiện đến nay, mỗi năm hang Con Moong ở bản Thành Trung, xã Thành Yên (Thạch Thành, Thanh Hóa) đã thu hút hàng chục nghìn lượt du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan
Không chỉ là di tích lịch sử Quốc gia, hang Con Moong còn là tiềm năng du lịch sinh thái đang ngày một phát triển.
Di tích cổ học có giá trị
Hang dài khoảng 40m thông hai đầu, trần hang có chỗ cao 10m. Theo các cụ cao niên kể lại, hang Con Moong được phát hiện từ trước năm 1975. Trong hang chứa đựng nhiều vết tích văn hóa của nhiều thời đại, kể cả kỷ nguyên thời đá cũ. Điểm nổi bật của hang Con Moong là các địa tầng đều có dấu vết quá trình phát triển liên tục của con người thời tiền sử, từ thời đồ đá cũ đến đồ đá mới, từ săn bắn, hái lượm đến trồng trọt.

Năm 1976, Viện Khảo cổ học phối hợp với Sở Văn hoá - Thông tin tỉnh Thanh Hoá và Vườn Quốc gia Cúc Phương tiến hành khai quật lần thứ nhất. Kết quả thu được từ việc khai quật di chỉ hang Con Moong cho thấy, những yếu tố chủ đạo của văn hóa Sơn Vi, văn hóa Hòa Bình và văn hóa Bắc Sơn - ba nền văn hóa tiền sử tiêu biểu nhất cho Việt Nam và Đông Nam Á đều hội tụ về đây. Và cũng từ đây lại có sự lan tỏa ra các hang động trong và ngoài khu vực Vườn Quốc gia Cúc Phương.
Vẻ đẹp nguyên sơ kỳ bí bên ngoài hang Con Moong
Qua những đợt nghiên cứu khảo cổ học ở độ sâu 3,6m, đã phát hiện di cốt của 4 cá thể, thuộc nhiều mộ. Trong số đó, có 1 mộ khá nguyên vẹn, cá thể được chôn theo tư thế nằm co, bó gối, có đồ tuỳ táng là công cụ lao động bằng đá.
Như vậy, hang Con Moong chính là "ngôi nhà lớn" mà người tiền sử đã cư trú suốt hơn 10.000 năm liên tục. Nó rất có ý nghĩa cho việc tìm hiểu về thời tiền sử Việt Nam và khu vực. Di tích khảo cổ hang Con Moong đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ VH-TT đưa vào danh mục dự kiến đăng ký Di sản văn hóa thế giới.
Điểm du lịch hấp dẫn
Nằm trong vùng đệm của Vườn quốc gia Cúc Phương, với sự bảo vệ nghiêm ngặt, đến nay hang Con Moong còn giữ được nét hoang sơ, với hệ thống động, thực vật khá phong phú. Trong hang còn in rõ dấu tích của người tiền sử, các vết tích của những đợt khai quật. Toàn bộ hệ thống rừng nguyên sinh quanh khu vực hang còn giữ được nguyên vẹn, với nhiều loài cây gỗ quý, có đường kính lớn. Đặc biệt, tại đây còn khá nhiều động vật hoang dã như: khỉ, gấu, hoẵng, nai... Trong bán kính khoảng 3 km còn có suối nước nóng, hồ Vũng Sú, hồ Bỉnh Công rộng lớn, với hệ sinh thái nguyên sơ, phong phú, rất phù hợp với việc phát triển du lịch sinh thái gắn với văn hóa-lịch sử. 
Nét hoang sơ bên trong hang
Để đến hang Con Moong, du khách có thể đi bằng nhiều tuyến đường khác nhau. Những người yêu thích khám phá rừng Quốc gia Cúc Phương thì có thể băng qua đường rừng này trên dãy núi đá hùng vĩ, nên thơ, pha chút mạo hiểm để vào hang. Nếu đi đường bộ, du khách xuất phát từ TP Thanh Hóa lên thị trấn Kim Tân (huyện Thạch Thành) dọc theo đường quốc lộ 1A, 217, rồi tiếp tục vào xã Thành Yên để đến với hang này.
Nếu đã đến thăm di tích hang Con Moong, du khách có thể khám phá thêm về nhưng loài động thực vật rừng quanh hang. Bạn cũng đừng sợ hãi nếu gặp phải nhiều loài động vật kỳ lạ, hay âm thanh kỳ bí của chim muông… Chính điều đó sẽ cho bạn cảm giác như đang lạc vào một cuộc khám phá đầy mạo hiểm.
Với tiềm năng phát triển du lịch sinh thái của hang Con Moong, đồng thời để bảo tồn di tích lịch sử độc đáo này, ông Trần Ngọc Điệp, phòng Quản lý văn hóa- Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Thanh Hóa cho biết: “Bên cạnh việc khám phá du lịch của khách du lịch tới đây, chúng tôi luôn kết hợp với chính quyền địa phương bảo vệ nghiêm ngặt, tránh để mất hoặc biến dạng di tích lịch sử bên trong và ngoài hang”./.

2. Đền Đồng Cổ - Tâm linh và khát vọng giữ yên nước nhà

Đền Đồng Cổ là một trong những di tích lịch sử - văn hóa của huyện Yên Định được xếp hạng cấp Quốc gia (2001), cách thành phố Thanh Hóa 40 km về phía Tây Bắc. Cùng với các di tích: Lam Kinh, thành nhà Hồ, Đông Sơn, Núi Đọ, Núi Nưa…, đền Đồng Cổ là điểm du lịch tâm linh và về nguồn, tạo thành quần thể di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng của xứ Thanh có bề dày truyền thống từ lâu đời. Du khách từ thành phố Thanh Hóa, ngược Rừng Thông, qua cầu Vạn Hà (sông Chu), đến thị trấn Quán Lào, đi chừng 12 cây số lên xã Yên Thọ là đến với đền Đồng Cổ ở thôn Đan Nê, xã Yên Thọ, nơi vừa có phong cảnh hữu tình, vừa có những huyền thoại gắn với nhiều giai đoạn trong lịch sử đất nước.
Góc chính diện đền Đồng Cổ ở Đan Nê, xã Yên Thọ - huyện Yên Định, Thanh Hóa
Tương truyền ngày xưa, một vị vua khi đi đánh giặc qua đây có nghỉ lại một đêm trên bến Trường Châu bờ phải sông Mã (nay thuộc xã Yên Thọ). Trong giấc chiêm bao, vua được một vị thần xưng là thần núi Ðồng Cổ báo mộng rằng dưới chân núi có trống đồng cổ, đào lên dùng tiếng trống làm linh khí đuổi giặc. Khi vua tỉnh giấc còn nghe tiếng chuông đồng vọng từ ngôi đền dưới chân ba ngọn núi. Nhà vua làm theo những điều mà sơn thần nơi đây báo mộng. Quân giặc nghe tiếng trống đồng âm vang đã sợ khiếp vía và rút chạy. Từ đó, nơi ba ngọn núi đá chụm đầu vào nhau, tạo thế vững chãi từ sức mạnh đoàn kết như kiềng ba chân, đã trở nên linh thiêng. Theo bảng thuyết minh treo ở Thượng Điện: “Miếu Đồng Cổ được khởi dựng từ thời Hùng Vương (2569 – trước Công nguyên), đến thời Lý (1020) miếu được sửa sang lại, sang thời Lê – Trịnh (1630), miếu được xây dựng khang trang, to đẹp hơn…Miếu thờ thần núi Đồng Cổ, vị thần đã giúp các triều đại đánh thắng giặc ngoại xâm và diệt trừ phản loạn: Giúp vua Hùng đánh thắng giặc Hồ Tôn; giúp vua Lý đánh thắng giặc Chiêm và diệt trừ phản loạn; giúp vua Lê-chúa Trịnh đánh tan nghịch Mạc; các đời Đinh, Lý, Trần, Lê thờ cúng đều ứng nghiệm, giúp việc giữ gìn đất nước…”
Sách “Việt điện U Linh” (NXB Văn hóa năm 1960) của Lý Tế Xuyên (thế kỷ XIV) chép một đoạn về Lý Thái Tông, đại ý: Phụng mệnh vua cha là Lý Thái Tổ, Thái tử Lý Phật Mã (sau này là vua Lý Thái Tông) đem binh đi đánh Chiêm Thành (1020), đến Trường Châu (núi Khả Lao ở làng Đan Nê) đóng quân tạm nghỉ. Canh ba đêm ấy, thấy một người thân cao 8 thước, mắt sáng, râu rậm, mặc chiến bào, tay cầm kim khí, đến trước cúi đầu tâu rằng:
- Tôi là thần núi Đồng Cổ, nghe tin Thái tử đi đánh phương Nam, tôi xin theo giúp để phá giặc lập công.
Thái tử vỗ tay khen ngợi rồi tỉnh giấc. Quả nhiên, theo lời Đồng Cổ Sơn Thần, vua cho quân tiến đánh giặc Chiêm Thành, giành thắng lợi. Khi khải hoàn về qua Trường Châu, Thái tử bèn sai quân sĩ sửa sang miếu thần thành đền thần, rồi tạ lễ và rồi rước bài vị về kinh đô để dựng đền giúp cho quốc thái dân an.

Trống đồng tại Thượng Điện đền Đồng Cổ xã Yên Thọ



Năm 1028, vua Lý Thái Tổ băng hà, Thái tử Lý Phật Mã chưa kịp lên ngôi thì xảy ra loạn Tam vương. Các hoàng tử Vũ Đức, Đông Chính và Dực Thánh khởi loạn giành ngôi báu. Thái tử được Lê Phụng Hiểu giúp sức dẹp yên. Lý Phật Mã lên ngôi vua (Lý Thái Tông) nhận rằng trước thời điểm xảy ra nội loạn trong vương triều, thần núi Đồng Cổ đã báo mộng cho Thái tử biết nên đã kịp thời mà phòng bị.

Từ vụ dẹp xong tạo phản, vua càng tin vào sự linh thiêng của thần Đồng Cổ, xuống chiếu giao cho quan hữu ty dựng đền thờ tại Thăng Long vào năm mới lên ngôi sau chùa Thánh Thọ (1028), lấy ngày 25-3 dựng đàn thề. Sau đó vì tháng 3 có ngày Quốc kị nên chuyển sang ngày mồng 4-4 hàng năm. Nhà vua ban chiếu lập đàn treo cờ tại đền Đồng Cổ, bắt các hoàng thân quốc thích và tất cả triều thần tới đền, đứng trước thần vị, đọc lời thề rằng: “Làm con phải hiếu, làm tôi phải trung; ai bất trung bất hiếu, thì xin thần minh làm tội". Trải qua các triều đại đền thờ thần Đồng Cổ Đan Nê vẫn được coi là đền chính.

Đền Đồng Cổ là nơi diễn ra các nghi lễ của các triều đại vua chúa nước ta. Trong đền còn rất nhiều thần tích, sắc phong của các triều đại. Các vương triều Trần, Lê, Trịnh - Nguyễn vẫn duy trì các nghi thức quốc lễ tại đền Đồng Cổ ở Yên Định (Thanh Hóa) và phường Bưởi (Hà Nội). Thời Trần, hội thề Đồng Cổ là một hội lớn, dân bốn phương về xem hội rất đông. Đền Đồng Cổ tại Hà Nội giờ đây nằm trên khu đất cao, trông ra sông Tô Lịch, gồm Tam quan, các tòa Tiền tế, Trung tế và Hậu cung. Bên trong vẫn còn lưu giữ 12 đạo sắc của các niên hiệu: Cảnh Hưng, Chiêu Thống, Quang Trung, Cảnh Thịnh, Thiệu Trị, Tự Đức (từ 1740 - 1883). Vì đền thờ linh thiêng nên vào nửa đầu thế kỷ thứ I sau Công nguyên, các nghĩa sĩ Thanh Hóa đã rước linh vị thần Đồng Cổ lập miếu thờ ở Nguyên Xá, huyện Mê Linh, nơi tụ nghĩa của Hai Bà Trưng.



Du khách tham quan đền Đồng Cổ 




Tại đền thờ gốc ở Đan Nê có ba ngọn núi đá vững chãi (gọi là Tam Thái Sơn) bao bọc một khu đất rộng có hồ nước ở giữa, tạo phong cảnh sơn thủy hữu tình. Trước cửa đền, bên kia hồ bán nguyệt, có hai tấm bia trên vách đá núi Xuân. Một tấm bằng chữ Hán khắc lại bài văn bia do Nguyễn Quang Bàn, con vua Quang Trung, viết năm 1802, ca ngợi phong cảnh sơn thủy hữu tình nơi đây, và kể lại chuyện một chiếc trống đồng cổ được tìm thấy và cúng tiến vào đền. Tấm kia bằng tiếng Pháp, khắc năm 1889, nội dung chép lại bài văn dân làng Ðan Nê tỏ lòng sùng kính với ngôi đền. Còn tấm bia chữ Hán chép rằng, năm Canh Tuất (1790) Tuyên công Nguyễn Quang Bàn vâng mệnh vua cha vào làm quan đặc sai đốc trấn Thanh Hóa. Một đêm, ông nghỉ tại làng Ðan Nê, có vào cầu khấn trong miếu thờ Ðồng Cổ Sơn Thần. Sau đó ứng nghiệm bằng việc ông bỗng thấy bên bờ Nam sông Mã xuất lộ một chiếc trống đồng cổ rộng 9 thước, cao 4 thước. Có luận giải rằng đây là chiếc trống đồng năm xưa đã giúp vua Hùng đã làm linh khí đánh giặc loạn xâm vùng này. Năm Nhâm Tuất (1802) lại có dịp đi qua miếu, Nguyễn Quang Bàn sai đem chiếc trống đồng tìm được dạo trước hiến cho đền, đồng thời viết bia (lúc đó là bia gỗ) ghi lại để đời sau được rõ.
Theo những người cao tuổi trong làng Ðan Nê, đền Ðồng Cổ từng có 38 gian, bề thế tựa lưng vào Tam Thái Sơn (dân làng gọi một cách dân dã là dãy núi Ðổng). Ngày xưa ba ngọn núi đá bao quanh đền là rừng cây nguyên sinh rậm rạp, nhiều cây to, có nhiều chim, thú. Nhưng, qua biết bao biến đổi, nay chỉ còn những ngọn núi đá với cây mọc tái sinh tầng thấp.
Đền có Nghinh môn gồm 3 tầng, 8 mái, mang phong cách kiến trúc thế kỷ 15 (thời Lê), cao 9 m, rộng 3 m, được ghép bằng những khối đá vuông vức (không dùng vữa), cuốn thành vòm tò vò. Theo những bậc đá lên đến ngôi miếu cổ trên núi Xuân, du khách có thể thu vào tầm mắt phong cảnh thật tuyệt vời của dòng sông Mã. Giữa đôi bờ bạt ngàn những ruộng ngô xanh mướt đang phất cờ, dòng sông mùa khô mang mầu ngọc bích hiền hòa trôi. Xa xa, phía bên kia sông là dáng hình thành Nhà Hồ (thuộc huyện Vĩnh Lộc), ẩn hiện trong sương mù mùa đông mờ ảo. Dưới chân núi, ngôi đền Ðồng Cổ (được xây lại vào năm 1996, chỉ gồm một gian hai chái), lọt trong xanh tươi cây lá. Trước đền, hồ Bán Nguyệt như một tấm gương soi mây trời, lồng bóng núi.




Hang núi tại đền Đồng Cổ - nơi làm xưởng sản xuất vũ khí thời kháng chiến

Thời kháng chiến chống Pháp, binh công xưởng Nguyễn Công Cậy sản xuất vũ khí ngay trong hang động Ích Minh trong lòng ngọn núi bên phải của đền. Gần đây, người ta còn tìm được trong hang nhiều vỏ bom hình dáng như chiếc vỏ chai và những vũ khí tự tạo trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Khi quân Pháp phát hiện ra vị trí công binh xưởng Ích Minh, chúng đã cho máy bay ném bom san phẳng cả đền Ðồng Cổ. Những di tích nguyên gốc còn lại đến nay, ngoài hai tấm bia kể trên, chỉ còn chiếc miếu nhỏ lưng chừng đỉnh núi Xuân, và chiếc cổng Nghinh môn nằm ở phía tây ngôi đền.
Ðến thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, một nhà máy điện cũng sơ tán về đây, sản xuất điện phục vụ kháng chiến ngay trong lòng hang Nội ở ngọn núi bên trái ngôi đền.
Năm 2007, UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng, bảo tồn, tôn tạo núi và đền Đồng Cổ theo 2 giai đoạn với tổng kinh phí dự toán hơn 35 tỷ đồng. Ngày 4-7-2008 khởi công xây dựng các hạng mục công trình: Tu bổ và tôn tạo Nghi Môn, Quán Triều Thiên, Tiền Điện và Thượng Điện, trong đó Thượng Điện là hạng mục chính. Sau hơn 1 năm xây dựng, ngày 15-8-2009 hoàn thành giai đoạn I với nguồn vốn hỗ trợ đầu tư đợt 1 (15 tỷ đồng) của UBND thành phố Hà Nội và Ban chỉ đạo Quốc gia 1000 năm Thăng Long –Hà Nội. Một số hạng mục chính yếu của khu di tích đang rất cần được nâng cấp tôn tạo hoàn chỉnh như: Bàn cờ tiên trên đỉnh núi, chùa Thanh Nguyên, bến Trường Châu, Tiền Điện, Nghi Môn…Hệ thống đường vào đền, đường quanh hồ bán nguyệt, đường lên núi, khu dịch vụ du lịch cũng cần được xây dựng, nâng cấp xứng tầm với giá trị và quy mô của khu di tích này.
Ngày 23-2-2010, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã gắn biển công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội cho di tích đền Đồng Cổ ở làng Đan Nê, xã Yên Thọ (Yên Định, Thanh Hóa).
Đền Đồng Cổ ở Đan Nê (Yên Định) và đền Đồng Cổ tại Thủ đô Hà Nội thật sự là di tích lịch sử - văn hóa có giá trị đặc biệt với người dân Việt Nam, nó thể hiện rõ tâm linh hướng thiện và tâm thức về nguồn, vọng ngưỡng lòng trung thành, yêu nước của người Việt Nam, phát huy những giá trị tiếp nối truyền thống thượng võ của dân tộc ta. Đây cũng là điểm tham quan, thưởng ngoạn, viếng cảnh và thắp hương cầu nguyện của du khách trong và ngoài nước.



                                                               Hồ bán nguyệt trước đền



                                                                        Vách đá đề thơ 



Đền Đồng Cổ ở phường Bưởi, quận Tây Hồ - Hà Nội

3. Suối Cá Thần ở huyện Cẩm Thủy

Đến với bản Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa du khách có thể đến với suối cá thần, nước suối trong vắt, dài tầm hai mươi mét, rộng khoảng 3m, chảy từ trong núi ra cửa hang rộn với mực nước thường sâu khoảng 30 đến 50 cm. Suối cá thần nằm ngay chân núi Trường Sinh. Khách du lịch có thể đến đây theo quốc lộ 217, nối từ Đò Lèn về cầu treo Cẩm Lương hay đi theo đường Hồ Chí Minh đến thị trấn Cẩm Thủy sau đó rẽ lên quốc lộ 217.
du lich, Suối Cá Thần, địa danh du lịch
Đi theo đường thủy, khách du lịch có thể dùng thuyền bơi dọc sông Mã, từ cầu Hàm Rồng đến Cửa Hà, huyện Cẩm Thủy.
Nơi đây là vùng sinh sống của hàng ngàn con cá được người dân gọi là “cá thần”, tên chính là cá dốc. Loài cá này thuộc bộ cá chép, có tên trong sách Đỏ Việt Nam. Mỗi con có trọng lượng khoảng 1 đến 20 kg. Theo người dân ở đây thì cá lớn nhất là cá chúa nằm trong hang, có trọng lượng lên đến 30 kg. Cá thần có hình dáng hoa văn rất lạ và đa dạng, nhiều màu sắc như: đỏ, xanh, hồng. Khi bơi vây cá phát ra nhiều màu sắc lấp lánh ánh bạc trông ấn tượng và đẹp mắt.
Suối Cá Thần, du lịch, Cẩm Thủy, đại danh du lịch
Vào những hôm trời nắng ấm, từng đàn cá tung tăng bơi lội từ trong hang ra suối. Người dân bản Ngọc và du khách quan niệm, đàn cá thần này mang lại cho họ cuộc sống bình yên, no ấm, hạnh phúc và nhiều may mắn cho những ai được sờ vào cá. Chính vì vậy không một ai dám bắt cá ăn thịt, ngược lại còn hết sức chăm sóc bảo vệ.

Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Tour Ha Noi Suoi ca than Cam Luong Sam Son

Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Tour Ha Noi Suoi ca than Cam Luong Sam Son
Những khi đi làm đồng, người dân bản Ngọc thấy cá thần ra ngoài ruộng do lũ cuốn, ngay lập tức nâng niu mang về suối thả. Những con cá thần ở đây rất thân thiện với người, du khách có thể đưa tay xuống nước chạm vào người chúng, ve vuốt và cho cá ăn các loại rau, ngô, khoai, sắn,… Suối cá thần là điểm du lịch rất hấp dẫn và cũng chính vì thế thu hút nhiều du khách trong nước, ngoài hước đến tham quan.
du lich, Cẩm Thủy, địa điểm du lịch
Với vẻ đẹp nguyên sơ, cá thần được Nhà nước xếp hạng là một trong những cảnh đẹp quốc gia/ Trên đường đi vào suối cá thần, khách du lịch còn được chiêm ngưỡng những nhà sàn đơn sơ, mộc mạc của đồng bào dân tộc Mường nằm lẩn khuất trên sườn núi, chìm đắm trong không gian bình yên của những dãy núi đá cao chót vót với những hình hài kỳ thú nằm hai bên bờ sông Mã, tìm hiểu những phong tục, tập quán độc đáo của bà con dân tộc thiểu số nơi đây như: dệt thổ cẩm, uống rượu cần, múa pồn-pông…

4. ĐỀN THỜ KHƯƠNG CÔNG PHỤ


1.    Tên di tích:  Đền Thờ Khương Công Phụ
2.    Loại công trình:  Kiến trúc
3.    Loại di tích: Di tích lịch sử văn hóa
4.    Quyết định:  Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 52/2001/QĐ – BĐHTT ngày 28 tháng 12 năm 2001.



Bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa đền thờ cụ Khương Công Phụ 
5.    Địa chỉ di tích:  Thôn: 6 , xã Định Thành, Huyện Yên Định.
6.    Tóm lược thông tin về di tích:
Khung cảnh phía trước cửa đền thờ Khương Công Phụ

Quang cảnh bên trong Đền thờ

Lễ Dâng Hương Đền Thờ Quốc Gia Khương Công Phụ
       Khương Công Phụ là một nhân vật lịch sử và An Nam chí lược – Biên soạn vào thế kỷ XIII là sách sử của ta đầu tiên chép về Khương Công Phụ. Sách chép như sau:
        Khương Công Phụ là cháu của Thần Dực, con của Đĩnh. Thời Đức Tông nhà Đường ( 780-802) ông thi đỗ tiến sĩ được bổ làm hiệu thư lang. Vì ông trả lời bài chê sách hay hơn người, ông được phụ chức Hổ thập di, Hàn lâm học sĩ, đầy 5 năm ông được thăng.
       Công Phụ có tài giỏi nên được Vua Đức Tông kính trọng, khi kinh sư có loạn Công Phụ níu cương ngựa của nhà Vua mà can rằng: “ Thử đã làm Thống xuất ở Kinh Nguyên, được lòng quân sĩ. Trước vì việc Chu Thao làm phản, y phải tội bị lấy lại binh quyền nên vẫn thường tức giận. Xin cho kị binh đến bắt nó theo về ta” nhưng nhà Vua thoảng thốt không chịu nghe. Nhà Vua liền đi Phụng Thiên. Có người nói: Thử làm phản nhưng Lô Kỷ nói: “ Thử là người trung thực, chân thật, sao lại bảo ta là hắn làm phản”. Vua biết quần thần khuyên Thử đón xa giá Vua về bèn xuống chiếu cho quân các đạo đỗ cách thành một xá. Công Phụ tâu: “ Đấng Vương giả không nghiêm việc hậu vệ thì không được trọng cái uy binh. Nay cấm lữ ít ỏi mà sĩ mã lại để ở ngoài, thực lấy làm lo ngại cho bệ hạ điều đó”. Vua bảo: “ Phải” bèn truyền cho các đạo binh vào thành cả. Quả nhiên quân của Thử đến thực như lời Công Phụ nói. Vua liền lấy Công Phụ làm Gián nghị đại phu kiêm chức Trung Thu môn hạ bình chương sự. Sau theo ngự gia Lương Châu. Khi đi đường, con gái trưởng của Vua là Đường An Công chúa mất, Vua muốn lập tháp chôn cất linh đình. Công Phụ can rằng: “ Sơn Nam không phải là nơi ở lâu dài, vả lại nên tiết kiệm để giúp vào khoản cần cấp của việc quân”. Vua bảo Lục Chí rằng: “ Công Phụ muốn chỉ trích lỗi lầm của Trẫm để cầu danh mà thôi”. Lục Chí tâu rằng: “Công Phụ làm quan Gián nghị, giữ chức tể tướng, bày điều phải, sửa điều trái, chính là bổn phận. Đặt gia phụ thần ở tả hữu để sớm tối nghe lời can ngăn. Thấy cơ nguy thì giúp đỡ ngay, ấy việc của Phụ Thần là như thế”. Vua nói: “ Không phải”. Vua bèn đổi Công Phụ làm Thái Tử tả thứ tử.
       Vì vậy,nhân việc có tang mẹ, Công Phụ xin nghỉ quan. Khi Thuận Tông lên làm vua, cho Công Phụ làm thứ sử ở Cát Châu. Chưa kịp đi nhậm chức thì Công phụ mất.
      Sách này còn chép thêm: Khương Thần Dực là người ở Ái Châu, làm thứ sử ở Thú Châu. Khương Công Phụ là cháu của Thần Dực. Công Phụ có em là Khương Công Phục làm Tỷ bộ lang trung.
      Sách Lịch sử Thanh Hóa tập II, NXB Khoa học Xã hội – Hà Nội, 1994, chép: “Chính sử cũng như gia phả họ Khương ở xã Định Thành cho biết, Khương Công Phụ người làng Cổ hiền, phường Sơn Ổi, Ái Châu. Ông nội Khương Công Phụ là Khương Thần Dực, từng giữ chức thứ sử châu Thư. Từ nhỏ hai anh em họ Khương đều học rất giỏi nên được sang kinh đô Trường An tu nghiệp. Dưới thời Đường Đức Tông (780 -802) Khương Công Phụ thi đậu Trạng nguyên và là vị Trạng nguyên đầu tiên ở nước ta.
      Từ những trích dẫn qua một số sách tiêu biểu, chúng ta có thể kết luận một số điểm về Khương Công phụ như sau:
  -     Khương Công Phụ là nhân vật lịch sử có thật, quê ở Ái Châu, tức Thanh Hóa ngày nay. ( chưa rõ năm sinh, năm mất)
  -    Ông dự thi ở Trung Quốc vào thới Đường, đỗ Tiến sĩ và được vua Đường Đức Tông sử dụng, làm đến Gián nghị đại phu.
  -    Ông được vua Đường sử dụng nhưng vẫn dè dặt, kìm hãm. Cuộc dời làm quan gặp nhiều trắc trở.
     Qua các điểm trên chúng ta thấy được Khương Công phụ có những điều cần khẳng định:
  -    Ông tiêu biểu cho giới học thức ở nước ta dưới thời Bắc thuộc., qua ông ta thấy trí tuệ của người Việt Nam không thua kém, mặc dù bị bọn đô hộ kìm hãm, xếp vào loại “Nam man”.
  -    Với cương vị  của mình ông tỏ ra là người thẳng thắn, cương trực, mạnh dạn tâu bày điều hay, lẽ phải. Hẳn đây là điểm mạnh của ông và là tấm gương cho người làm quan, vì vậy ông được sử sách của ta, của Trung Quốc chép đến.
  -   Mặc dù ông làm quan nhà Đường, nhưng không vì thế mà không nhìn nhận về đức tài của một con người Việt cụ thể, có đóng góp vào kho tàng văn hóa văn minh của nhân loại như: Lý Ông Trọng làm quan nhà Tần, Hồ Nguyên Trừng ở nhà Minh ... Từ đó chúng ta cũng tự hào về một Khương Công Phụ học giỏi, tài cao, đức trọng được vua Đường sử dụng và sử sách ghi chép.
  -   Từ một góc độ nhìn thoáng rộng hơn, chúng ta nhận ra ở Khương Công Phụ một điểm sáng qua quá trình “ hỗn dung văn hóa”, “ giao lưu tiếp xúa” giữa hai quốc gia Việt – Trung ở một thời kỳ kịch sử không mấy sáng sủa vào thời cổ trung đại.Việc ông học, thi và làm quan thời Đường là minh chứng cho trí tuệ và năng lực của người Việt , đồng thời cũng góp phần đem lại cho thể hệ sau một niềm tin và tự hào về đức tính hiếu học và bản lĩnh của tổ tiên mình.
       Thông qua các nguồn tư liệu đã ghi chép, qua việc phân tích tìm hiểu về Khương Công Phụ với những điểm như trên, ông hiện ra như một trong những đốm sáng trong đêm trường tăm tối của lịch sử hơn một nghìn năm Bắc thuộc. Đó là cơ sở khoa học để nhân vật Khương Công Phụ được sử sách chép với lòng kính trọng, ưu ái. Khương Công Phụ với những di tích thờ phụng ông xứng đáng được Nhà nước xếp hạng và bảo quản.



các em học sinh Trường THCS Định Thành thường xuyên chăm sóc và quét dọn di tích lịch sử đền Khương Công Phụ.


Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2013

FORUM GIAO LƯU

Forum giao lưu đang được cập nhật......Mọi thông tin cư dân Định Thành Club sẽ update liên tục tại đây./.
                                                      
            Đỗ Hữu Quyết
Information:
Birthday: 16/8/1989
Address:                                                                                                Nguyễn Duy Quỳnh
Studied at: Đại Học Văn Hóa Hà Nội
Worked at: Thư Viện tỉnh Thanh Hóa                                                                Information:
Phone: 0121 507 0390                                                                                              Birthday: 28/12
Email: quyet.do.1420@facebook.com                                                    Studied at: Đại Học nông Lâm Tp. HCM
    Cao Văn Luyện

Information:                                                                                        
Birthday: 12/8/1982                                                                                        
Address:
Studied at: Đại Học Xây Dựng
Worked at: 
Phone: 
Email: luyen.caovan@facebook.com
                                                                                                                                     Nguyễn Văn May
            Cao Thắng                                                                                                     Information:                                                                                        
                                                                                                                                   Birthday: 20/2/1990                                                                                        
                                                                                                                                   Address:
                                                                                                                                   Studied at: Đại Học CN Đồng Nai
                                                                                                                                   Worked at: 
                                                                                                                                   Phone: 
                                                                                                                                   Email: 
Information:
Birthday: 10/2/1987
Address:
Studied at:
Worked at: 
Phone: 
Email: cao.thang.77377@facebook.com
   Cao Văn Thắng
Information:
Birthday: 12/9/1986
Address:
Studied at:
Worked at: 
Phone: 
Email: caovan.thang.58@facebook.com
                  Lê Hải
Information:
Birthday: 20/9/1990
Address:
Studied at:
Worked at: 
Phone: 094 952 62 19
Email: 

        Nguyễn Duy Trung
Information:
Birthday: 8/11/1991
Address:
Studied at: Trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ
Worked at: 
Phone: 0167 272 0161
Email: 

              Nguyễn Duy Thích
Information:
Birthday: 7/11/1993
Address:
Studied at: Trường HUI
Worked at: 
Phone: 0169 812 7825
Email: 

              Nguyễn Văn Tài
Information:
Birthday: 10/6/1987
Address:
Studied at: Trường Cao đẳng Giao Thông Vận Tải Tp. HCM
Worked at: 
Phone: 098 712 97 86
Email: 

                   Đỗ Thị Tâm
Information:
Birthday: 7/01/1994
Address:
Worked at: 
Phone: 
Email: 
                                Lê Thắng

Information:
Birthday: 6/12/1985
Address:
Studied at: Đang cập nhật
Worked at: Tham gia quân đội
Phone: 0977020600
Email:
                             Cao Văn Huấn

Information:
Birthday: Đang cập nhật
Address:
Studied at: Đại Học Vinh
Worked at: 
Phone: 
Email:

       Nguyễn Thị Dung
Information:
Birthday: Đang cập nhật
Address: Thôn 5
Studied at: 
Worked at: 
Phone: 
Email:
                       Nguyễn Văn Tấn

Information:
Birthday: 15/8/1984
Address: Thôn 5
Studied at: Đang cập nhật
Worked at: 
Phone: 
Email:

 
Free Blue Multi Glitter Pointer Cursors at www.totallyfreecursors.com