#

Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2013

Những vị tướng quân và sĩ quan cao cấp của Thế chiến thứ II


  1. Dwight D. Eisenhower

    David Dwight Eisenhower (14/10/1890–28/3/1969) tại thành phố Denison, Texas. Ông là con trai thứ ba trong gia đình có 7 anh em, có cha là David Jacob Eisenhower và mẹ Ida Elizabeth Stover. Ông được đặt tên là David Dwight và được mọi người gọi là Dwight; ông chọn giữ thứ tự tên gọi của mình là Dwight thay vì David khi đăng vào Học viện Quân sự Hoa Kỳ. Eisenhower là một vị tướng 5 sao trong Lục quân Hoa Kỳ và là Tổng thống Hoa Kỳ thứ 34(1953-1961). Trong thời ww2, ông phục vụ với tư cách là tư lệnh tối cao các lực lượng đồng minh tại châu Âu, có trách nhiệm lập kế hoạch và giám sát cuộc tiến công xâm chiếm thành công vào nước Pháp và Đức (1944-1945) từ mặt trận phía Tây. Năm 1951, ông trở thành tư lệnh tối cao đầu tiên của NATO.
    Là một đảng viên Cộng hòa, Eisenhower bước vào cuộc đua tranh chức tổng thống năm 1952 đối đầu với chủ nghĩa cô lập của thượng nghị sĩ Robert A. Taft, và cái mà ông muốn đi đầu để đối phó là "chủ nghĩa cộng sản, Triều Tiên và tham nhũng". Ông thắng lớn, kết thúc hai thập niên kiểm soát Nhà Trắng của nhóm chính trị New Deal. Là tổng thống, Eisenhower đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân để buộc Trung Quốc đồng ý ngưng bắn trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên. Ông luôn gây sức ép với Liên Xô trong thời Chiến tranh lạnh, cho phép ưu tiên phát triển các loại vũ khí hạt nhân không tốn nhiều kinh phí và tài giảm các lực lượng khác để tiết kiệm tiền bạc. Ông đã phải chơi trò đuổi bắt trong cuộc chạy đua không gian sau khi Liên Xô phóng vệ tinh Sputnik năm 1957. Về mặt trận trong nước, ông giúp loại Joe McCarthy khỏi quyền lực nhưng mặc khác bỏ đa số các vấn đề chính trị cho phó tổng thống của mình là Richard Nixon đối phó. Ông từ chối hủy bỏ chương trình New Deal nhưng thay vào đó lại mở rộng chương trình An sinh Xã hội và khởi sự Hệ thống Xa lộ Liên tiểu bang. Ông là tổng thống đầu tiên bị giới hạn nhiệm kỳ theo Hiến pháp Hoa Kỳ. Các sử gia thường xếp hạng Eisenhower trong số 10 tổng thống hàng đầu của Hoa Kỳ.



  2. Bernard Montgomery

    Thống chế Anh Quốc Bernard Law Montgomery, Đệ nhất tử tước Montgomery của Alamein, còn được gọi là "Monty" (17/11/1887-24/3/1976) là một tướng lãnh quân đội Anh, nổi tiếng vì đã đánh bại lực lượng Quân đoàn Phi Châu (Afrikakorps) của tướng Đức Quốc xã Rommel tại trận El Alamein thứ hai, một bước ngoặc quan trọng trong chiến dịch Sa mạc Tây ở châu Phi năm 1942. Quân do ông chỉ huy cũng góp một phần đánh bật các lực lượng khối Trục ra khỏi Bắc Phi. Ông cũng là một người chỉ huy nổi bật của quân đội Đồng Minh ở Ý và Tây Bắc châu Âu, trong chiến dịch Overlord và sau trận Normandy.
  3. George S. Patton

    George Smith Patton(11/11/1885–21/12/1945), còn được gọi là George Patton III, là một tướng lĩnh, nhà chỉ huy quân sự nổi tiếng của Lục quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới lần II trong các chiến dịch ở Bắc Phi, Sicily, Pháp và Đức, 1943–1945. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, ông trở thành một trong những chỉ huy đầu tiên của binh chủng xe tăng của Hoa Kỳ. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, ông chỉ huy các đơn vị chủ yếu ở Bắc Phi, Sicily, và Châu Âu. Bức ảnh phổ biến của "Old Blood and Guts" tương phản với chân dung về một nhà lãnh đạo tài trí được mô tả bởi các sử gia.



  4. Thống tướng Douglas MacArthur (26 tháng 1 năm 1880 - 5 tháng 4 năm 1964) là một vị tướng của Hoa Kỳ và là Thống tướng Quân đội Philippines (Field Marshal of the Philippines Army). Ông là Tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ trong suốt thập niên 1930 và sau đó đã đóng một vai trò quan trọng trên mặt trận Thái Bình Dương trong Chiến tranh thế giới thứ hai. MacArthur đã nhận được Huân chương Danh dự. Ông được bổ nhiệm chỉ huy cuộc xâm chiếm Nhật Bản mà đã được hoạch định tiến hành vào tháng 11 năm 1945. Nhưng khi thấy không còn cần thiết nữa, MacArthur chính thức chấp nhận sự đầu hàng của Nhật ngày 2 tháng 9 năm 1945.
    MacArthur giám sát cuộc chiếm đóng Nhật Bản từ 1945 đến 1951 và được công nhận vì những đóng góp cho những thay đổi dân chủ sâu rộng của đất nước này. Ông chỉ huy Tổng lực lượng quân sự do Liên hiệp quốc lãnh đạo để bảo vệ Nam Triều Tiên trước sự tấn công của Bắc Triều Tiên từ 1950–1951. MacArthur bị Tổng thống Harry Truman cắt chức tư lệnh tháng 4 năm 1951 vì không nghe lời thượng cấp liên quan đến việc ông không tuân theo các chỉ thị của tổng thống.
    Ông được biết đến với câu nói quân sự nổi tiếng: "In war, there is no substitute for victory" (Trong chiến tranh, không có gì thay thế được chiến thắng). MacArthur đã chiến đấu trong 3 cuộc chiến lớn (Đệ nhất Thế chiến, Đệ nhị Thế chiến và Chiến tranh Triều Tiên) và là một trong 5 người được phong quân hàm Thống tướng (General of the Army)

  5. Erwin Rommel

    Erwin Johannes Eugen Rommel (15/11/1891–14/10/1944) (còn được biết đến với tên Cáo Sa mạc), là một trong những vị Thống chế lừng danh nhất của nước Đức trong cuộc CTTG 2. Ông là một trong những bậc thầy vĩ đại về mưu mẹo trong chiến tranh, có lòng quả cảm. Dù phục vụ cho Adolf Hitler và là một chiến binh xuất sắc của Đức Quốc Xã, nhưng ông không phải là đảng viên của Đảng Quốc Xã. Vì tinh thần thượng võ cao đẹp của ông, đến cả người Anh cũng phải bội phục ông, dù ông đã đánh nhau với họ trong nhiều trận đánh quan trọng tại Bắc Phi. Không những thế, cho đến nay người Mỹ vẫn coi ông là một lãnh đạo mẫu mực.
    Là một Sĩ quan nổi tiếng trong cuộc CTTG 1, Rommel gặp gỡ lãnh tụ Adolf Hitler lần đầu tiên vào năm 1934. Ông được tặng thưởng huân chương Pour le Mérite vì những chiến công của ông ở mặt trận Ý. Trong CTTG 2, Rommel nổi bật trong vai trò chỉ huy của Sư đoàn Ma trong cuộc tấn công Pháp năm 1940 của Đức Quốc Xã. Tiếp đó, Rommel nắm giữ vai trò chỉ huy liên quân Ý - Đức tại châu Phi, dù phải đối mặt với quân địch đông hơn nhưng nhờ tài nghệ của mình ông đã gặt hái những chiến thắng vẻ vang. Ông đã thực hiện thành công vai trò thống lĩnh Quân đội phe Trục ở Phi châu, đến nổi nó mang lại cho ông biệt danh Cáo Sa mạc (Wüstenfuchs) và được công nhận là chỉ huy quân sự giỏi nhất ở địa hình sa mạc. Sau đó, ông chỉ huy lực lượng phòng thủ của Đức trong trận Normandie.
    Erwin Rommel là một chỉ huy hào hiệp và nhân đức, ngược hẳn với hình tượng chung về Phát xít Đức. Quân đoàn Châu Phi (Afrikakorps) của ông hoàn toàn không bị cáo buộc bất cứ tội ác chiến tranh nào. Ngoài ra, ông còn nhiều lần cứng rắn từ chối những lệnh yêu cầu ông phải hành quyết lính và người Do Thái bị bắt giữ ở mọi mặt trận mà ông chỉ huy. Dù thế, trong khắp nước Đức Quốc Xã thì không người lính nào có oai danh lẫy lừng như ông. Ông trở thành một nhân vật trung tâm trong sử sách quân sự châu Âu hiện đại.
    Ở cuối cuộc CTTG 2, Rommel tham gia vào phong trào chống đối Adolf Hitler, nhưng phản đối âm mưu mưu sát Hitler này năm 1944. Vì sự dính dáng của Rommel nhưng đồng thời cũng vì danh tiếng quá lớn của ông, Hitler buộc Rommel phải tự sát thay vì hành quyết ông. Điều này khiến người ta coi ông là một nạn nhân của chế độ Adolf Hitler, là hiện thân của một người Đức tốt. Sau khi mất, Rommel được chôn cất với đầy đủ các nghi thức dành cho chỉ huy quân sự cấp cao, nhưng lý do thực sự cho cái chết của ông là một bí ẩn mãi tới tận khi Tòa án Nürnberg được mở. Cho đến này, cuộc đời và sự nghiệp của ông vẫn luôn là điểm thu hút các học giả quân sự.
  6. Gerd von Rundstedt

    Karl von Rundstedt hay Gerd von Rundstedt (12/12/1875 - 24/02/1953) là một trong nhiều thống chế của quân đội Đức Quốc Xã trong thời CTTG 2. Ông được cấp dưới đặt biệt hiệu "Hiệp sĩ Đen" vì tính tình trầm lặng và khả năng dùng quân mạnh bạo. Trong suốt cuộc chiến, các tướng lĩnh của quân Đồng Minh trên Mặt trận phía Tây thường xem ông là vị Thống chế xuất chúng trong lực lượng Quân đội Đức Quốc Xã. Ông là hiện thân của Vương quốc Phổ một thời vang lừng năm xưa, được mệnh danh là "người Phổ cuối cùng".
    Ông là sĩ quan duy nhất bị Adolf Hitler cách chức và tái nhậm chức 3 lần trong cuộc chiến. Tuy lên đến chức thống chế, Rundstedt thường mang lon đại tá trên quân phục vì ông hãnh diện được ban tặng chức đại tá danh dự của sư đoàn Lục quân 18.
  7. Matsui Iwane

    Matsui Iwane là một đại tướng của Lục quân Đế quốc Nhật Bản, là Tư lệnh Phương diện quân Trung tâm Trung Quốc kiêm Tư lệnh Thượng Hải Viễn Chinh quân. Tòa án Quân sự Quốc tế Viễn Đông đã phán quyết Matsui là người chịu trách nhiệm cao nhất về thảm sát Nam Kinh, là tội phạm chiến tranh loại BC. Do đó, Matsui đã bị tử hình.
    Ông còn từng được Đế quốc Nhật Bản tặng danh hiệu danh dự hạng nhất, Huân chương Cánh Diều Vàng (huân chương quân công hạng nhất). Sau khi mất, ông được thờ tại đền Yasukuni ở Tokyo. Đền này xếp ông là vị thần hạng Chính tam vị. Ở Aichi, quê của Matsui, ông được thờ tại Miếu Junkoku Nanashi.
    Trong khi đó, phía Trung Quốc hiện nay cho rằng Matsui Iwane là tượng trưng của tính tàn bạo của quân đội Đế quốc Nhật Bản, không nên chỉ đánh giá tội ác của Matsui với tư cách là chỉ huy quân đội mà còn với tư cách là cán bộ cao cấp của nhà nước Nhật Bản, nghĩa là đáng phải xếp là tội phạm chiến tranh loại A

  8. Fedor von Bock

    Fedor von Bock (03/12/1880-04/05/1945) là một sĩ quan trong quân đội Đức Quốc Xã từ 1898 tới 1945, ông được thăng lên chức Thống chế trong CTTG 2. Ông là một chỉ huy thường xuyên thuyết giáo binh sĩ về sự cao quý của hy sinh cho tổ quốc và bị quân lính đặt biệt hiệu "Der Sterber" (người chết). Bock thống lĩnh Cụm Tập đoàn quân phương Bắc trong cuộc xâm lược Ba Lan (1939), chỉ huy trưởng Cụm Tập đoàn quân B trong cuộc xâm lược Pháp (1940) và sau đó là chỉ huy trưởng Cụm Tập đoàn quân Trung tâm trong cuộc tấn công Liên bang Xô Viết (1941). Đến năm 1942 ông giữ chức chỉ huy trưởng Cụm Tập đoàn quân phương Nam.
    Bock nổi tiếng nhất khi chỉ huy chiến dịch bão táp, một nỗ lực bất thành trong việc chiếm Moskva trong mùa đông năm 1941. Quân đội Đức Quốc xã gặp quá nhiều trở ngại: quân Xô Viết phản công dữ dội tại Mozhaisk và Rasputitsa, khí hậu buốt giá kinh khủng nhất trong 50 năm, binh sĩ chết vì lạnh hơn là chiến thương. Khi quân Liên Xô trở cờ đánh đuổi quân Đức ra khỏi Nga, Bock rút lui và bị Hitler sa thải.
    Bock không phải là người ủng hộ chủ nghĩa Phát xít và không tham dự nhiều vào chính trị. Tuy vậy ông lại không đồng tình với mưu đồ lật đổ Hitler và không bao giờ phản đối về sự đối xử của lực lượng SS đối với dân thường. Bock đôi khi lên tiếng chỉ trích cấp trên nhưng Hitler thường lờ đi vì vẫn quý những chiến công của ông. Sau khi Đức thua trận, Fedor von Bock cùng vợ và con gái chạy về Hamburg. Trên đường đi xe họ bị máy bay Không quân Anh oanh tạc, chết cả ba người (04/05/1945).
    Bock là thống chế duy nhất của Hitler chết vì hỏa lực của quân địch.
    1. Albert Kesselring

      Albert Kesselring (30/11/1885-16/07/1960) là thống chế không quân Đức Quốc Xã trong thời CTTG 2. Quân Đồng Minh đặt cho ông biệt hiệu "Albert hay cười". Kesselring là một trong những tướng tài giỏi nhất của Hitler, ông chỉ huy không quân Đức trong các cuộc tấn công vào Ba Lan, Pháp, Anh Quốc, và Liên Xô.
      Ông nắm quyền tổng tư lệnh phía Nam, chỉ huy toàn khu vực chiến trường Địa Trung Hải, trong đó có chiến trường Bắc Phi. Khi quân Đồng Minh tấn công vào Ý, Kesselring cầm quân kháng cự lâu dài, gây trở ngại rất lớn cho quân Đồng minh. Ông cũng tham gia tại mặt trận Tây Âu trong giai đoạn cuối của cuộc chiến.
      Sau khi chiến tranh chấm dứt, Kesselring bị đem ra xử tội ác chiến tranh và kết án tử hình nhưng sau đó được giảm án xuống tù chung thân. Trong tù ông được cử làm chủ tịch nhóm Tân Quốc Xã. Năm 1952 ông được trả tự do.
      Tuy ông không là đảng viên đảng Quốc Xã Đức nhưng Albert Kesselring không hề phản đối những tội ác của quân Đức do ông chỉ huy gây nên. Ông cũng luôn tỏ rõ lòng trung thành với Hitler. Albert Kesselring là một trong hai thống chế Đức duy nhất có cho xuất bản sách hồi ký về chiến tranh, mang tựa đề "Người Lính Cho Đến Ngày Cuối Cùng"

    2. Aleksandr Mikhaylovich Vasilevskiy

      Aleksandr Mikhaylovich Vasilevskiy (1895-1977) là một chỉ huy Hồng quân nổi tiếng, từ năm 1943 là Nguyên soái Liên bang Xô viết.Là Tổng tham mưu trưởng Hồng quân và Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô trong CTTG 2. Với cương vị Tổng tham mưu trưởng, Vasilevsky là người chịu trách nhiệm cho việc lên kế hoạch và phối hợp hầu hết các chiến dịch của Hồng quân, từ Chiến dịch phản công Stalingrad đến Chiến dịch Đông Phổ.
      Vasilevsky bắt đầu cuộc đời binh nghiệp từ CTTG 1, đến năm 1917, ông mang quân hàm Đại úy. Ngay từ sau Cách mạng tháng Mười 1917, Vasilevsky đã gia nhập Hồng quân và tham gia Chiến tranh Nga-Ba Lan. Năm 1930, ông đã là chỉ huy trung đoàn và thể hiện kỹ năng tổ chức và huấn luyện quân đội rất tốt. Năm 1937, Vasilevsky bắt đầu làm việc tại Bộ Tổng tham mưu Hồng quân.
      Trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, Vasilevsky nhận nhiệm vụ phối hợp và thực hiện nhiều chiến dịch tấn công của Hồng quân ở vùng thượng Sông Đông, Donbass, Krym, Belarus và các nước vùng Biển Baltic, kết thúc là chiến dịch giải phóng Königsberg 4/1945. Từ 7/1945, ông là Tư lệnh các lực lượng vũ trang Xô viết tại Viễn Đông và thực hiện Chiến dịch Mãn Châu Lý, ông cũng là người nhận sự đầu hàng của quân đội Nhật Bản sau chiến dịch này.
      Sau chiến tranh, Vasilevsky là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô đến năm 1953. Sau khi mất, Vasilevsky được chôn cất tại chân tường Điện Kremlin, bên bên Quảng trường đỏ vì những đóng góp to lớn của ông cho đất nước Liên Xô.

    3. Erich von Manstein

      Erich von Manstein (24/11/1887–10/07/1973) là một trong những vị chỉ huy điều hành chiến dịch được tôn trọng nhất của Quân đội Đức Quốc xã. Ông cũng là một trong số ít quân nhân chuyên nghiệp không phải là thành viên của Đảng Quốc Xã được phong hàm Thống chế trong tiến trình CTTG 2.
      Ở giai đoạn đầu chiến tranh, von Manstein là người đưa ra kế hoạch Sichelschnitt tấn công nước Pháp đưa đến chiến thắng vang dội nhất của Quân đội Đức Quốc xã. Tuy nhiên, ông được biết đến nhiều nhất với nghệ thuật phòng ngự vận động trên mặt trận phía Đông, như ở chiến dịch Khakov lần 3 vào năm 1943, ông đã chỉ huy Cụm Tập đoàn quân Nam linh hoạt phản công, bẻ gãy lực lượng tấn công áp đảo của Hồng quân Liên Xô và lấy lại Kharkov sau khi đã rút bỏ thành phố trước đó. Nhờ có tầm nhìn chiến lược siêu việt của ông, ông được coi là một vị thống soái xuất sắc nhất trong Quân đội Đức thời đại Adolf Hitler.
      Von Manstein là một trong số ít tướng lĩnh chứng tỏ được năng lực trong mắt Hitler, mặc dù sự khác biệt về quan điểm chiến lược của ông thường gây va chạm và cuối cùng dẫn đến bị sa thải vào năm 1944. Tuy là một người dưới quyền, nhưng ông luôn quyết đoán và thẳng thừng ủng hộ ý kiến của mình, do đó ít vị tướng lĩnh nào của nước Đức Quốc Xã hay tranh cãi với Hitler như ông. Năm 1949, ông bị tuyên án 18 năm tù vì các tội ác chiến tranh trước đó, nhưng được phóng thích chỉ sau bốn năm bởi lý do sức khỏe. Ra khỏi tù, ông trở thành một cố vấn cao cấp cho chính quyền Tây Đức, giúp xây dựng lực lượng vũ trang mới (Bundeswehr) và trở thành Tổng Tham mưu trưởng danh dự của lực lượng này.

    4. Georgi Konstantinovich Zhukov

      Georgi Konstantinovich Zhukov (01/12/1896–18/06/1974) là danh tướng trong quân đội Liên Xô. Trong rất nhiều tướng lĩnh nổi danh thế giới trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Zhukov được xếp đầu bảng về số lượng trận thắng nhiều và quy mô lớn, được nhiều người công nhận về tài năng chỉ đạo chiến dịch và chiến lược. Những chiến tích của ông đã trở thành những đóng góp rất lớn vào kho tàng di sản kiến thức quân sự nhân loại. Nó không những có ảnh hưởng lớn về lý luận quân sự của Liên Xô mà cũng có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của lý luận quân sự thế giới.
      Theo nhận định của Nguyên soái A.M.Vasilevsky, Zhukov là một trong những nhà cầm quân lỗi lạc của nền quân sự Xô Viết. Trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của Liên Xô, ông đã giữ các chức vụ Tư lệnh Phương diện quân Dự bị, Tư lệnh Phương diện quân Tây, Tư lệnh Phương diện quân Beloussia 1, Tổng tham mưu trưởng quân đội Liên Xô, Thứ trưởng Bộ dân ủy Quốc phòng kiêm Phó Tổng tư lệnh tối cao quân đội Liên Xô, Ủy viên Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Hầu hết các nhà lãnh đạo quân sự nổi tiếng thế giới cùng thời với ông như Thống chế Anh Montgomery, Thống tướng Hoa Kỳ Eisenhower, Thống chế Pháp Jean de Lattre de Tassigny đều công nhận tên tuổi của ông đã gắn liền với hầu hết các chiến thắng lớn trong cuộc chiến như Trận Moskva (1941), trận Stalingrad, trận Kursk, chiến dịch Bagrachion, chiến dịch Visla-Oder, chiến dịch Berlin. Trong giai đoạn sau chiến tranh, ông giữ các chức vụ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô tại nước Đức, tư lệnh các quân khu Odessa và Ural. Sau khi lãnh tụ tối cao I.V.Stalin qua đời, ông được gọi về Moskva và được bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng Liên Xô. Trong thời gian từ 1955 đến 1957, ông giữ chức vụ Ủy viên trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô. Năm 1957, trong thời gian đang đi thăm Nam Tư, ông bị đưa ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Năm 1958, ông bị miễn nhiệm tất cả các chức vụ trong quân đội.

    5. Inada Masazumi


      Inada Masazumi(27/08/1896-24/01/1986) là một Trung tướng của Đế quốc Nhật Bản, tham gia CTTG 2. 
      Ông tốt nghiệp khóa 29 Trường Sĩ quan Lục quân (Đế quốc Nhật Bản) năm 1917, chuyên ngành pháo binh. Ông tốt nghiệp danh dự khóa 37 trường Đại học Lục quân (Đế quốc Nhật Bản) năm 1925.
      Sau khi làm việc ở một số phòng ban trong Bộ Tham mưu Lục quân Đế quốc Nhật Bản, Inada được gởi đến Pháp với vai trò tùy viên quân sự từ năm 1929-1931.
      Sau khi lên chức Đại tá, Inada là Trưởng Phòng 2, Cục 1 của Bộ Tổng Tham mưu từ năm 1938-1939, và ông tham gia vào việc lập kế hoạch trận Vũ Hán và các động thái tiếp theo trong chiến tranh Trung-Nhật. Inada cũng tham gia lập kế hoạch cho chiến dịch hồ Khasan và chiến dịch Khalkhyn Gol ở biên giới Xô-Nhật
      Năm 1940, Inada là sĩ quan chỉ huy một Trung đoàn Pháo binh hạng nặng tại Acheng ở miền bắc Mãn Châu. Năm 1941, ông trở thành phó tham mưu trưởng Quân đoàn 5 IJA tại Mãn Châu. Năm 1941, lên chức Thiếu tướng và trở thành tham mưu trưởng Quân đoàn 5 IJA vào năm 1942.
      Inada sau đó là phó tham mưu trưởng của Nam Phương quân tại mặt trận TBD (1942- 1943). Nhằm tăng cường cho quân đội Nhật Bản tại New Guinea, ông được gửi tới đây vào năm 1943.
      Năm 1944, ông chỉ huy Sư đoàn Không quân 6 (Lục quân Đế quốc Nhật Bản).
      Cuối năm đó, cuộc ngoại giao tại Thái Lan xảy ra sự cố, ông nhận lệnh hạn chế các hoạt động quân sự. Tháng 4-1945, ông được thăng chức Trung tướng. Ông là tham mưu trưởng Tập đoàn quân 16 IJA, cho đến khi Nhật Bản đầu hàng.
      Sau khi kết thúc chiến tranh, Inada đã bị chính quyền chiếm đóng Mỹ bắt và một tòa án quân sự được tổ chức tại Yokohama. Ông bị kết tội ngược đãi tù binh chiến tranh tại vùng Fukuoka, và bị kết án bảy năm tù vào tháng 4-1946. Năm 1951, ông được thả. Năm 1986, ông mất.

    6. Sakai Saburō

      Sakai Saburō(25/08/1916–22/09/2000) là một phi công Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai. Sakai là phi công ách chủ bài của Hải quân Nhật Bản có thành tích cao thứ tư với 64 chiến thắng và là phi công có thành tích cao thứ hai của Nhật Bản còn sống sau chiến tranh (sau Tetsuzō Iwamoto).
      Sakai đã trở thành một “huyền thoại” sống của Nhật Bản trong CTTG 2 với những chiến công như bắn hạ được chiếc máy bay ném bom hạng nặng B-17 của anh hùng không quân Hoa Kỳ Colin P. Kelly, lái chiến đấu cơ Zero vượt qua 550 dặm từ Guadalcanal trở về Rabaul trong tình trạng thương tật trầm trọng (tê tiệt toàn thân bên trái và mù hẳn mắt phải) sau trận không chiến ở Guadalcanal. Sau khi trở lại chiến đấu vào giai đoạn cuối chiến tranh với chỉ còn một con mắt, Sakai còn bắn hạ được thêm 4 máy bay Hoa Kỳ trong đó có lần ông đã một mình thoát khỏi vòng vây của 15 chiến đấu cơ F6F Hellcat. Ông mất vào năm 2000 ở tuổi 84.




    7. Yamamoto Isoroku

      Yamamoto Isoroku(04/04/1884-18/04/1943) là một đô đốc tài ba của Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong CTTG 2. Người ta nhớ nhiều tới ông vì thành tích tấn công hạm đội Hoa Kỳ ở Trân Châu Cảng. Ông được sách "Thập Đại Tùng Thư - 10 Đại Tướng Soái Thế Giới" coi là một trong 10 viên tướng xuất sắc nhất trong lịch sử quân sự thế giới. Ông cũng cùng với Đô đốc Togo Heihachiro, người đập tan hạm đội Nga ở trận Hải chiến Tsushima năm 1905 được hưởng vinh dự làm lễ quốc tang khi qua đời.
      Tōgō Heihachirō

      Tōgō Heihachirō(27/01/1848–30/05/1934) là một võ sĩ Nhật Bản và là một quân nhân trong Hải quân Đế quốc Nhật Bản. Ông đã được phong các chức nguyên soái đại tướng hải quân, hầu tước, được trao Huân chương Hoa cúc, Huân chương quân công hạng nhất, được thờ như một vị thần cấp tòng nhất vị. Ông là một trong những anh hùng thủy tướng vĩ đại nhất của đất nước mặt trời mọc. Ông được báo chí phương Tây đặt cho biệt hiệu "Nelson của phương Đông".
      1. Simo Hayha

        Simo Hayha (17/12/1905-01/04/2002) là một xạ thủ bắn tỉa của Phần Lan trong Chiến tranh Liên Xô-Phần Lan (1940). Ông bắt đầu phục vụ trong quân đội từ 1925. Trong Chiến tranh Liên Xô-Phần Lan, Simo Hayha tham gia bảo vệ vùng Kollaa và bằng một khẩu súng trường M28 cũ kỹ không có ống ngắm thường và ông đã hạ 542 địch thủ. Mặc dù là một tay bắn tỉa cừ khôi nhưng khi được trang bị một khẩu tiểu liên Suomi M-31 SMG, ông tiếp tục nâng bảng số địch thủ bị hạ của mình lên ít nhất là 705. Quân Liên Xô đã truy lùng cái đầu của ông rất gắt gao nhưng những nỗ lực của họ không có kết quả. Ông được lính Liên Xô đặt cho biệt danh là "Cái chết trắng".
        Ngày 13 tháng 3 năm 1940, chiến tranh kết thúc và ông được đích thân Thống chế Carl Gustaf Emil Mannerheim, người chỉ huy quân đội Phần Lan thăng cấp bậc. Không ai trong lịch sử bắn tỉa đã từng hạ được nhiều địch thủ hơn ông. Mặc dù vậy, ông không tiếp tục tham gia cuộc chiến tranh Tiếp diễn sau đó.

      2. Ngày tham gia
        Aug 2012
        Bài viết
        30
        Thống kê Like / Dislike 
        Xu Dien DanXu
        125
        Quyền Năng
        0
        Danh Vọng
        1000
        Uy tín
        Carl Gustaf Emil Mannerheim

        Nam tước Carl Gustaf Emil Mannerheim (04/06/1867–27/01/1951) là lãnh đạo quân sự của lực lượng Bạch vệ trong Nội chiến Phần Lan, Tổng tư lệnh của lực lượng Quốc phòng Phần Lan trong CTTG 2, Thống chế Phần Lan và là một chính khách Phần Lan. Ông là Nhiếp chính vương Phần Lan (1918–1919) và Tổng thống Phần Lan thứ 6 (1944–1946). Mannerheim được xem là anh hùng dân tộc của Phần Lan, cũng như là người Phần Lan vĩ đại nhất mọi thời đại.
        Ông đã gia nhập Quân đội Đế quốc Nga, thể hiện khả năng trong cuộc Chiến tranh Nga-Nhật và CTTG 1, và được thăng đến hàm Trung tướng. Ông đóng vai trò quan trọng trong các nghi lễ đăng quang của Nga hoàng Nikolai II và đã vài lần hội kiến riêng biệt với Nga hoàng. Sau khi Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi, Phần Lan tuyên bố độc lập nhưng sớm phải chìm trong cuộc nội chiến giữa các giai cấp. Tầng lớp lao động theo chủ nghĩa xã hội (Cận vệ Đỏ); trong khi các tầng lớp quý tộc, địa chủ và trung lưu theo chủ nghĩa tư bản (Bạch vệ). Mannerheim được bổ nhiệm làm chỉ huy quân sự của Bạch vệ. Dưới sự lãnh đạo của ông, Bạch vệ được sự hỗ trợ của Đế quốc Đức đã chiến thắng và nền độc lập của Phần Lan được bảo tồn. Sau 20 năm, khi Phần Lan tuyên chiến với Liên Xô trong các năm 1939-1944, ông được phong làm Tổng tư lệnh Quân đội Phần Lan. Sau hai lần đẩy quân Nga vào bế tắc, đại chiến lược của Mannerheim đã thắng lợi, Phần Lan không bị nội thuộc Nga vào năm 1945. Thành công đó đã khiến cho vị Thống chế Phần Lan được đánh giá cao như một nhà quân sự thiên tài. Và nước Phần Lan ngày nay được xem là di sản của ông.

      3. Aleksandr Mikhaylovich Vasilevskiy

        Aleksandr Mikhaylovich Vasilevskiy(1895-1977) là một chỉ huy Hồng quân nổi tiếng, từ năm 1943 là Nguyên soái Liên Xô. Ông là Tổng tham mưu trưởng Hồng quân và Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô trong CTTG 2. Với cương vị Tổng tham mưu trưởng, Vasilevsky là người chịu trách nhiệm cho việc lên kế hoạch và phối hợp hầu hết các chiến dịch của Hồng quân, từ Chiến dịch phản công Stalingrad đến Chiến dịch Đông Phổ.
        Vasilevsky bắt đầu cuộc đời binh nghiệp từ CTTG 1, năm 1917, ông mang quân hàm Đại úy. Ngay từ sau Cách mạng tháng Mười, Vasilevsky đã gia nhập Hồng quân và tham gia Chiến tranh Nga-Ba Lan. Năm 1930, ông đã là chỉ huy trung đoàn và thể hiện kỹ năng tổ chức và huấn luyện quân đội rất tốt. Năm 1937, Vasilevsky bắt đầu làm việc tại Bộ Tổng tham mưu Hồng quân.
        Trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, Vasilevsky nhận nhiệm vụ phối hợp và thực hiện nhiều chiến dịch tấn công của Hồng quân ở vùng thượng Sông Đông, Donbass, Krym, Belarus và các nước vùng Biển Baltic, kết thúc là chiến dịch giải phóng Königsberg (04/1945). Từ 07/1945, ông là Tư lệnh các lực lượng vũ trang Xô viết tại Viễn Đông và thực hiện Chiến dịch Mãn Châu Lý, ông cũng là người nhận sự đầu hàng của quân đội Nhật Bản sau chiến dịch này.
        Sau chiến tranh, Vasilevsky là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô đến năm 1953. Sau khi mất, Vasilevsky được chôn cất tại chân tường Điện Kremlin, bên bên Quảng trường đỏ vì những đóng góp to lớn của ông cho đất nước Liên Xô.
      4. Omar Bradley

        Thống tướng Hoa Kỳ Omar Nelson Bradley (12/02/1893-08/04/1981) là một trong những vị tướng chỉ huy mặt trận Bắc Phi và mặt trận châu Âu trong CTTG 2. Ông là vị tướng năm sao cuối cùng và là chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng đầu tiên của quân đội Hoa Kỳ.
        Bradley đứng đầu cục cựu chiến binh Mỹ hai được hai năm sau chiến tranh. Ông nổi tiếng vì đã cải thiện hệ thống y tế và giúp đỡ các cựu binh hưởng các hỗ trợ về giáo dục. Bradley được đề bạt làm tham mưu lục quân năm 1948. Vào 11/08/1949, tổng thống Harry S.Truman bổ nhiệm ông làm chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng đầu tiên. Vào 22/09/1950 ông được đề bạt lên chức thống tướng lục quân, ngưới thứ 5 và cũng là người cuối cùng giữ chức vụ này trong thế kỉ 20.
        Walter Model

        Otto Moritz Walter Model (24/01/1891-21/04/1945) là một thống chế của quân đội Đức Quốc Xã trong CTTG 2. Model nổi tiếng là tướng giỏi về chiến thuật phòng thủ, mặc dù ở thời kỳ đầu của cuộc chiến, ông là một chỉ huy lực lượng thiết giáp.
        Model là một người sùng bái chủ nghĩa phát xít. Ông được Hitler biết đến từ trước cuộc chiến nhưng mãi đến năm 1942 mới được trọng dụng. Hitler ngưỡng mộ tác phong chiến đấu và bản lĩnh lì lợm của Model, xem ông là nhà chỉ huy quân sự giỏi nhất, và nhiều lần gởi Model đến cứu vãn những chiến cuộc khó khăn. Nhưng khi Model thua trận Ardennes vào đoạn cuối cuộc chiến, Hitler không tin tưởng ông nữa.
        Model tự sát trong lúc bị quân Đồng Minh vây đánh trong vùng Ruhr.
        Tuy thường được nhắc đến là người thận trọng và chỉ huy có tài, Model bị phê bình là đòi hỏi quá nhiều và quá nhanh, thuộc cấp và binh sĩ dưới quyền Model thường phải chịu đựng những đòi hỏi quái gở và khó thực hiện. Mặt khác, dù thường bị ghét bởi các sĩ quan tham mưu, nhưng Model lại được binh lính mến mộ nhờ có phong cách bình dân, gần gũi.


      5. Nagumo Chūichi

        Nagumo Chūichi (25/03/1887-06/07/1944) là đại tướng hải quân đế quốc Nhật Bản trong CTTG 2, tướng tiên phong hàng đầu trong Hạm đội Liên hợp của Nhật Bản và từng tham gia các trận đánh lớn của chiến trường Thái Bình Dương như trận Trân Châu Cảng và trận Midway. Ông đã quyết định tự sát trước thất bại của quân đội Nhật trong trận Saipan.

      6. Ivan Konev (28/12/1897-21/05/1973)




        là một trong những tướng lĩnh xuất sắc nhất của Quân đội Xô Viết trong thế chiến II.

        Mời các bạn xem chi tiết trong chủ đề: "Các vị tướng lừng danh của Liên Xô trong Thế chiến II" trong cùng diễn đàn.
        Lần sửa cuối bởi Timoshenko, ngày 10-06-2012 lúc 09:52 AM.

0 nhận xét :

Đăng nhận xét

 
Free Blue Multi Glitter Pointer Cursors at www.totallyfreecursors.com