#

Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2013

Kỹ Thuật Tuyển Gà Chọi Giống

Kỹ thuật nuôi gà chọi

 

Xuất Xứ
Không ai biết gà chọi Việt Nam có nguồn gốc từ đâu. Xuất xứ khởi thủy của nó không thể truy cứu được vì thiếu tài liệu. Hơn nữa, nước Việt phải trải qua một cuộc nội chiến kéo dài 30 năm khiến hàng triệu người phải bỏ mình, nhà cửa tan nát lại càng khiến cho các tài liệu gà chọi khác đều khan hiếm.
Nghệ thuật chọi gà ở Việt Nam là một truyền thống văn hoá lâu đời đã đựơc ghi chép cách đây ít nhất là 700 năm. Có thể Việt Nam là quốc gia duy nhất có giống gà chọi trụi cổ, mặt mũi bặm trợn như thường thấy vì giống gà này không có xuất xứ từ những quốc gia khác. Trong những thập niên gần đây, gà chọi đã được xuất cảng qua các quốc gia láng giềng như Thailand, Indonesia, và Malaysia. Những người Việt hiện sinh sống ở Hoa Kỳ cũng đã đem đựơc trứng gà chọi qua đây và ấp nở thành công. Hiện nay, tại địa bàn xã Yên Thọ, xã Yên Thái huyện Yên Định đang có giống gà chọi, nơi đây cũng là nơi cung cấp giống gà chọi cho các xã trong huyện.
Gà chọi ở xã Yên Thọ
 
Gà chọi nuôi không phải để lấy thịt mà để đá (chọi). Vì vậy việc nuôi thành công một con gà chọi tốt là một việc rất khó. Các hướng dẫn sau sẽ giúp bạn có được một chú gà chọi tốt.

Thứ nhất: Chọn giống gà chọi
Chọn giống là cực kỳ quan trọng, gà cũng giống như các loài động vật khác, tùy cùng loài nhưng sau lại có con chọi hay, có con lại chọi dỡ bởi vì phần lớn là do duy truyền. Bởi vậy các cụ ngày xưa khi có được một chú gà chọi hay thì để lại làm giống. Nếu bạn thật sự muốn tìm gà chọi tốt thì bạn phải nuôi chúng từ quà trứng. Có nghĩa là bạn phải tìm mua được một chú gà bố chọi thật hay sau đó mang về làm giống. Và việc chọn gà mái mẹ cũng rất quan trọng, cũng nên chọn gà mái cùng bầy với các chú gà trống chọi tốt. Sau khi được giống gà tốt thì bạn bắt đầu gây giống.
Trong một bầy thì cũng gà xấu và gà tốt bạn phải sàn lọc tiếp bằng cách nuôi riêng chúng sau đó cho chúng chọi với nhau và tuyển chọn những con chọi giỏi.

Chọn gà chọi trống:


Gà trụi lông tự nhiên
Gà trống phải cao to vạm vỡ, ức phải nở, chân phải đặc biệt cao và to thì mới có sức đá đối phương gục ngã; đặc biệt không nhất thiết phải chọn gà có màu lông đen, chọn màu vàng hoặc màu trắng cũng tốt nhưng phải ít lông tự nhiên (không phải nhổ bớt) và bóng mượt không được xơ lông như vậy gà mới có sức khỏe tốt và ít bệnh. Qúy độc giả có thể Bấm vào đây để xem thêm về quá trình phát triển bộ lông của gà chọi.
Da gà nhăn dày và xếp lớp
 Lớp da gà phải thật dày và nhăn xếp thành lớp có như vậy mới không bị rách da trong những cuộc giao tranh với đối thủ. Qúy độc giả có thể Bấm vào đây để xem thêm hình ảnh đầu gà chọi.
Chân và cựa của một con gà chọi 9 tháng tuổi
Chân gà màu đen thì tốt (thường gọi là chân chì) và phải có cựa to dài rắn chắc, chân có nhiều vảy xếp thành nhiều lớp là giống gà tốt (ra đòn nhanh). Qúy độc giả có thể bấm vào đây để xem thêm về chân vảy.
Gương mặt gà bặm trợn
Gà mắt ếch
 Nên chọn gà có khuôn mặt bặm trợn, xương sọ gà chọi lớn hơn gà thường, đỉnh đầu của xuơng thường lớn bản và bằng. Mặt gà rộng bản với xuơng gò má nhô cao. Nếu gà chọi có mắt lớn thì không thích hợp cho các trận đá nhưng gà có mắt lồi như mắt ếch thì lại khác. Gà mắt ếch có đặc điểm lanh lợi và linh động khi ra trận. Nếu gà chọi mắt ếch mà có màu chân xanh thì được xem là dũng mãnh, rất qúy. Các tay chơi gà thường truyền tụng câu ca dao:
“Chân xanh mắt ếch đánh chết không chạy”

Chọn gà chọi mái:

Chọn gà mái để giống là công việc mang tính quyết định sống còn cho việc cải tạo dòng giống, nâng cao chất lượng các thế hệ sau sao cho chúng ngày càng phát huy hết khả năng, sở trường của mỗi dòng đang có. vì vậy có rất nhiều người chơi gà đã bỏ ra nhiều tâm huyết để nghiên cứu đúc, chọn gà mái để giống nhằm có được dòng gà theo ý muốn. cách lựa gà mái để giống thì có nhiều, mỗi người có cách lựa chọn riêng; từ chọn gà mái thuần chủng từ thế lối đến đòn đá- đây là công việc dòi hỏi nhiều tâm huyết, thời gian và phải có trình độ nhất định về cách nhân, tạo dòng thuần chủng; cho đến lựa chọn theo cảm giác của từng người...... 
Chọn gà mái để giống theo ngoại hình - Một phương pháp đạt kết quả khá cao mà nhiều người đã áp dụng:
 - PHẦN ĐẦU.

+ ĐẦU nhỏ thon dài theo cổ(nếu đầu bằng cổ thì càng tốt)
+ MỎ: vừa phải, ko dài và to quá, cân bằng với đầu gà, nhìn thấy chắn chắn((nếu mỏ xuôi thì đuôi phải dỏng); khoé miệng rộng(khi bạch miệng gà ra thấy nó rộng)

                                                                     Đầu gà mái chọi
+Mũi: mũi gà to, cánh mũi hở.
+Mắt: to, sáng màu trằng thì càng tốt, con ngươi nhỏ.
+Mồng: mồng dâu nhỏ và dựng thẳng, ko ngả sang 02 bên.

- PHẦN CỔ.


+ cổ gà phải dài thích hợpp với thân và có kêt cấu xương chắc(bạn ôm gà, cầm phần dưới cùng cổ gà vuốt ngược lên thấy xương liền, ko rời"cổ đặc" là tốt). nếu trên cổ gà có lông phủ từ đầu xuống đến hết phần cổ thì là liên mã đề- tốt

-PHẦN MÌNH GÀ.

+ VAI: nở, to và xếch; 02 trái chanh to. sờ vào thấy xương có kết cấu liền, vững chắc.
+ NGỰC, LƯỜN: bộ ngược ưỡn, lườn sâu ko vẹo.
+THÂN GÀ: Cói hình bắp chuối (to phần vai nhỏ dần về phía sau"gà tơ chưa đẻ").
+ CÁNH; úp chặt lấy thân gà phủ gần hết phao câu và lưng, lông cáng to dày,
+ THẾ ĐỨNG: tuỳ theo các bạn chọn con gà mái đá thế gì để chọn cho phù hợp; VD con gà mái đá dớ thì đứng đòn cân, gà đá mồng mặt thì chọn gà đứng giọt mưa........
+ PHAO CÂU: TO, sát với thân gà, trên đó lông đuôi nhiều và mọc dầy.
+ CHÂN GÀ: ĐÙI, TO vừa phải phù hợp với thân gà nhìn từ trước vào thấy đùi phình ra to hơn thân, nhưng đùi thắt trên to dưới nhỏ, theo kiểu đùi ếch đối với gà mái đá tang trong, đầu gối nhỏ ko xù xì, cán gà nhỏ, dài vừa phải vảy to rõ ràng ; bộ rã dài và mót(nhỏ dần từ trong ra), khi đứng toán bộ bộ rã quoặp xuống đất, cựa sát thới, vảy độ no to dưới nhỏ dần lên trên và cong vào phía trong gối, hậu dài, sâu có vảy to rõ , độc biên.

Chân gà mái chọi

+XƯƠNG GIM: đều, ko lệch và sờ vào thấy cứng chắc, 

Cách gây giống gà cũng rất quan trọng nếu bạn không biết sẽ làm giống gà tốt thành xấu. Việc dùng gà mái và trống cùng bầy (cùng bố mẹ) cho chúng giao phối (đạp mái) thì đàn gà con sau này sẽ càng yếu, kém chất lượng do hiện tượng cận huyết. Vì vậy tuyệt đối không được dùng gà cùng bầy đàng (cùng bố mẹ)phối giống.


Thứ 2: Luyện tập cho gà chọi "Nhất khỏe nhì tài)

Gà cũng giống như người có võ, nếu không luyện tập thì làm sao có sức để ra đòn. Vì vậy không nên nuôi gà trong lồng, trong bội quá lâu, việc này giống như nhốt tù chúng làm cho cơ bắp chúng sẽ không dẻo dai, khỏe mạnh, nên khi chọi với gà khác sẽ mau đuối sức và không nhanh nhẹn.
Thỉnh thoảng nên để gà chọi được thoải mái ngoài không gian rộng

Vài ba ngày phải cho gà chọi một lần để tập luyện cho chúng sức bền cũng như làm quen với việc chọi gà làm cho chúng sung lên khi gặp "đối thủ" của mình. Giống như đội tuyển bóng đá vậy thôi nếu bạn không chơi giao hữu mà tối ngày chỉ biết tập và tập thì sẽ chơi không hay được.
Một vài bài tập được nhiều người chơi gà chọi áp dụng là đeo chì vào chân gà, chì được dát mỏng được bọc vải mềm sau đó quấn vào chân gà. Cái này cũng giống như các vận động viên mang bao cát vào bắp chân khi luyện tập.

Thứ 3: Dinh dưỡng cho gà chọi
Gà ăn uống đầy đủ giúp chúng khỏe mạnh và giúp chúng chọi tốt, lâu mệt. Thức ăn của gà ngoài thốc, lùa thì bạn phải cho ăn thểm các loại ngũ cốc và một số loại côn trùng như ếch nhái, thằn lằn (thạch sùn), dế, giun đất ...Nếu chúng ăn được các loại thức ăn này sẽ giúp gà chọi sung hơn và khỏe hơn.


Thông thường mọi người chỉ cho ăn lúa và uống nước vậy thì làm sao có sức mà chọi, giống như bắt chúng ta ăn cơm và uống nước thôi, nếu dinh dương như vậy chỉ đủ cho chúng ta ngồi một chỗ.

1 nhận xét :

  1. bài viết thât tuyệt http://cachnuoigachoi.tin.vn

    Trả lờiXóa

 
Free Blue Multi Glitter Pointer Cursors at www.totallyfreecursors.com